Page 46 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 46
Sau chiến thắng Tây Nguyên mở màn cuộc tiến công chiến
lược, trong bốn lần hội nghị lịch sử của Bộ Thống soái tối cao tháng
3/1975, Bí thư Quân ủy Trung ương - Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ
Nguyên Giáp đã nhạy bén trước tình hình phát triển thuận lợi của
các binh đoàn, nêu lên những ý kiến xác đáng được tập thể Bộ
Chính trị và Quân ủy Trung ương nhất trí cao nhằm chớp thời cơ
đẩy nhanh nhịp độ tiến quân của các binh đoàn. Cuộc Tiến công
chiến lược đã phát triển thành Tổng tiến công chiến lược, rút ngắn
thời gian dự kiến trong kế hoạch giải phóng miền Nam từ hai năm
(1975 - 1976) xuống một năm (1975), rồi từ quyết tâm giải phóng
Sài Gòn trước mùa mưa, đến quyết tâm giành toàn thắng trong
tháng 4/1975. Có thể nói, phương châm thần tốc - táo bạo - bất ngờ -
chắc thắng được ông luôn nhắc trong các bức điện chỉ đạo các binh
đoàn tiến quân trên các hướng, đã thấm vào tâm tư tình cảm của
từng cán bộ, chiến sĩ trong những ngày xuân năm 1975 sôi động.
Ông đã đề xuất chủ trương thành lập Bộ Tư lệnh Chiến dịch
Quảng Nam - Đà Nẵng do các tướng Lê Trọng Tấn và Chu Huy
Mân phụ trách, với yêu cầu rất gắt gao là đập tan và tiêu diệt 10 vạn
quân Thiệu, phá kế hoạch co cụm của chúng ở Đà Nẵng, trong thời
gian kỷ lục là 3 ngày. Sau khi giải phóng Đà Nẵng, ông lại quyết
định thành lập Binh đoàn hướng đông, do các tướng Lê Trọng Tấn
và Lê Quang Hoà chỉ huy, với yêu cầu “diệt địch mà đi, mở đường
mà tiến”, hành quân thần tốc vào áp sát Sài Gòn từ hướng đông.
Đặc biệt là Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp đã nhạy bén, kịp thời ra
lệnh cho Khu 5 và Hải quân khẩn trương chớp thời cơ giải phóng
một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa, làm tắt tham vọng bành
trướng của một số nước lớn.
Tháng 4/1975, để chỉ đạo kịp thời toàn quân bước vào chiến
dịch giải phóng Sài Gòn, ông Giáp vào ở hẳn trong cơ quan Tổng
hành dinh - khu “Nhà rồng”. Việc trao đổi ý kiến chỉ đạo giữa ông
Chiến với ông Tuấn và các ông Phạm Hùng, Lê Đức Thọ, Trần
Văn Trà, Đinh Đức Thiện trong Bộ Tư lệnh Chiến dịch Hồ Chí Minh
44