Page 548 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 548
30- GIỮ VỮNG CUỘC ĐẤU TRANH
TRONG VÙNG SAU LƯNG ĐỊCH
Ngày 1/4/1952, Tướng Xalăng được chính thức bổ nhiệm và trở
thành viên Tổng Chỉ huy thứ sáu của quân viễn chinh Pháp, cũng
tức là đối thủ Pháp thứ sáu của Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp. Và
giới báo chí không lấy làm lạ là ngay sau khi rút quân khỏi Hoà
Bình và nhất là khi chính thức ngồi vào ghế tổng chỉ huy, Xalăng
đã sớm tỏ ra không đồng tình với lối nhận xét được coi là “vạch áo
cho người xem lưng” của các ký giả Pháp và phương Tây xung
quanh sự kiện Hoà Bình.
Tướng Đờlát chết đi nhưng dư âm về cuộc hành binh ra Hoà
Bình cứ dai dẳng mãi trong giới báo chí và tướng lĩnh Pháp. Ngay
từ hồi đó cũng như mãi về sau này họ coi việc đánh ra Hoà Bình là
một sai lầm lớn về chiến lược của Bộ Chỉ huy quân viễn chinh, sai
lầm của cái mà các ký giả nước ngoài thì gọi là “ván bài phiêu lưu
trong chiến dịch 100 ngày”. Theo Bécna Phôn (Bernard Fall) - tác
giả cuốn Con đường không vui - thì do Pháp tập trung quân cơ
động chiến lược lên vùng Hoà Bình nên các chiến trường khác càng
trở nên sơ hở. Điều đáng chê trách là Bộ Chỉ huy Pháp biết đây là
“ván bài phiêu lưu” nhưng do cay cú và bị thúc ép nên họ cứ làm.
Kết quả là, không những ý đồ chiếm đóng ở phía trước bị phá sản
mà nguy hiểm hơn là bên trong phòng tuyến boongke, “hậu
phương an toàn” trên cả vùng đồng bằng sông Hồng rộng lớn đã bị
đối phương làm cho “ruỗng nát”. Cách đánh của đối phương trên cả
hai mặt trận là điều bất ngờ lớn khiến quân viễn chinh phải bị
động đối phó lúng túng trên cả hai hướng, phía trước và phía sau.
Cách đánh đó đã dồn Pháp vào thế chiến lược mà báo chí gọi là
không thể chịu đựng nổi.
Người hứng chịu những ý kiến bàn ra tán vào đó là tân Tổng
Chỉ huy Raun Xalăng. Tất nhiên ngay lúc đó - khi còn tại chức
546