Page 550 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 550
công nhận rằng suốt ba tháng đánh ra Hoà Bình, quân viễn
chinh bị tổn thất chừng 3.300 người (gồm khoảng 100 sĩ quan,
riêng trong cuộc rút chạy đã mất thêm 350 người). Xalăng rút ra
kết luận rằng như vậy là phía Pháp đã phải trả giá đắt trong ván
bài của Đờlát. Tuy vậy, Xalăng không giải thích vì sao thời đó ông
ta tuyên bố rằng đánh chiếm được Hoà Bình là một thắng lợi
quan trọng có ý nghĩa chiến lược và “tôi không hề có ý định để cho
người ta đuổi cổ tôi ra khỏi nơi đó”, nhưng rồi 20 năm sau ông ta
lại buộc phải thừa nhận rằng rút chạy khỏi Hoà Bình là một thất
bại có ý nghĩa chiến lược vì đã phải bỏ một vùng đất quan trọng
mới chiếm được.
Về phần ta, ngay trước ngày chiến dịch kết thúc, Tổng Tư lệnh
đã nói với Cục phó Tác chiến Đỗ Đức Kiên cần theo dõi tình hình
đồng bằng sông Hồng. Hai vạn quân địch rút về bên trong phòng
tuyến sẽ làm cho quân, dân địch hậu đứng trước những thử thách
quyết liệt.
Ngày 25/2, cơ quan tác chiến bố trí để Tổng Tư lệnh đi thăm
tập đoàn cứ điểm của địch, lần đầu tiên xuất hiện trong thị xã
Hoà Bình, thăm một số vị trí trên đường số 6 mà quân ta không
thành công trong việc tiêu diệt địch, như Đồng Bến, đồn Pheo.
Sau này, nhớ lại, Đại tướng Võ Nguyên Giáp viết: “Trước mắt tôi
hiện ra một hình thái phòng ngự mới của quân Pháp ở miền rừng
núi. Nó hoàn toàn khác với các cứ điểm của địch trước đây. Khi
tiến hành đánh một cứ điểm trong hệ thống, bộ đội ta lúc nào
cũng bị đạn bắn thẳng của địch đe dọa từ nhiều phía, có khi từ cả
bốn phía. Thất bại trong trận đồn Pheo không phải không có
những lý do mới”.
Ngay vào những ngày chiến thắng Hoà Bình này, Tổng Tư
lệnh Võ Nguyên Giáp không hề nghĩ rằng phải hơn 2 năm sau, vào
xuân - hè năm 1954 khi nghiên cứu cứ điểm Him Lam trên cánh
đồng Mường Thanh (Điện Biên Phủ) ông mới có cơ hội hiểu thật
548