Page 549 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 549
Tổng Chỉ huy - những nhận xét như vậy không được ông ta đồng
tình, nhất là việc rút chạy khỏi Hoà Bình, do chính ông ta ở vào
tình thế không thể làm khác được. Qua đài Con nhạn của quân
viễn chinh và báo chí công khai ở Hà Nội và Sài Gòn, hồi đó ta đã
sớm nắm được các loại phản ứng mâu thuẫn nhau của phía bên kia
chung quanh sự kiện Hoà Bình sau khi Pháp rút quân.
Cơ quan tham mưu Tổng hành dinh của ta đã hiểu khá rõ về
Tướng Raun Xalăng ngay từ mùa khô năm 1947, khi ông ta trực tiếp
điều hành cuộc hành binh lên Việt Bắc. Xalăng có những nét khá
giống Tướng Mỹ Oétmolen sau này, nhất là cách đánh giá tình hình
hai bên (cố biện bạch sao cho mọi người chấp nhận một chân lý: Pháp
thắng - Việt Minh thua) sau mỗi hoạt động có tầm chiến lược.
Trong cuộc họp báo chiều ngày 24/2/1952, trả lời những người
hỏi về chuyện quân Pháp buộc phải rút chạy khỏi Hoà Bình, Xalăng
muốn nhấn mạnh làm cho thiên hạ hiểu rằng quân Pháp đã chủ
động rút chạy chứ không phải bị xua đuổi khỏi vùng sông Đà - Hoà
Bình - đường số 6. Ông ta còn lưu ý mọi người về những yếu kém
của phía đối phương bằng cách diễn đạt khá rành rọt rằng khi thấy
quân Pháp đánh ra Hoà Bình, ông Giáp muốn phản ứng bằng một
trận tiêu diệt chiến nhưng đã không thực hiện được mà chỉ đủ sức
cô lập Hoà Bình rồi đẩy lùi chúng ta. Kết quả là Việt Minh tổn thất
gấp ba, bốn lần so với quân viễn chinh, khiến họ đã có những dấu
hiệu mệt mỏi, chán nản và sắp tới họ không còn đủ sức tung ra một
cuộc tiến công nào trước mùa mưa. Và “đó là thời cơ cho phép tôi có
thể chuyên tâm vào sự nghiệp khó khăn của người Tổng Chỉ huy,
cũng tức là thời cơ tôi có thể làm ăn được ở đồng bằng - một đồng
bằng bị bỏ rơi lâu nay vì Pháp thiếu lực lượng”.
Đó là những ý kiến biện bạch 20 năm trước. Điều đáng ghi
nhận là, 20 năm sau, ngồi viết hồi ký, Tướng Raun Xalăng đã nói
được nhiều điều gần đúng với sự thật hơn. Một ví dụ là về số
thương vong, tuy còn rất xa với thực tế, nhưng Xalăng cũng phải
547