Page 589 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 589
thông vận tải và tạo điều kiện cho bước tiếp theo phát triển tiến
công lên hướng Sơn La. Sau khi giải phóng Nghĩa Lộ, nếu chưa có
điều kiện tiến công ngay Sơn La thì sẽ chia bộ đội thành hai cánh,
một cánh từ Tạ Khoa tiến ra Cò Nòi, cắt đường số 41 rồi phát triển
xuống phía nam; một cánh từ Vạn Yên tiến ra Mộc Châu, từ đông
nam đánh lên, kết hợp với một bộ phận nhỏ vu hồi hoạt động sâu
trong vùng sau lưng địch, phát động quần chúng, xây dựng cơ sở
nhân dân. Sau khi giải phóng vùng đông nam Sơn La, củng cố lực
lượng rồi bước vào đợt 3, giải phóng Sơn La. Điểm mới trong kế
hoạch chiến dịch lần này là mũi vu hồi sang hướng tây, sâu vào
phía sau địch. Đây cũng là một dạng vận dụng kinh nghiệm của
Chiến dịch Hoà Bình về phối hợp nội tuyến với ngoại tuyến, tuy
quy mô nhỏ hơn trên chiến trường Tây Bắc, buộc địch phải đối phó
trên cả hai mặt, phía trước và phía sau. Trên quy mô toàn cục là
sự hoạt động phối hợp của hai đại đoàn 304 và 320 trong vùng
châu thổ sông Hồng với mặt trận chính diện Tây Bắc.
Hội nghị cán bộ chiến dịch họp từ ngày 6 đến ngày 9/9. Thành
phần tham dự hội nghị lần này không chỉ là cấp chỉ huy các trung
đoàn và đại đoàn chủ lực mà gồm cả cấp lãnh đạo các Liên khu Việt
Bắc, Liên khu 3, 4 và Mặt trận Tây Bắc. Trong báo cáo khai mạc hội
nghị, Tổng Tư lệnh tóm tắt tình hình sau Chiến dịch Hoà Bình,
nhiệm vụ Trung ương và Chủ tịch Hồ Chí Minh giao cho trong mùa
khô này và những yếu tố cơ bản để toàn quân cùng toàn dân hoàn
thành nhiệm vụ. Sau đó các đại biểu chia thành tổ thảo luận văn
kiện đã được cơ quan tham mưu soạn thảo và Tổng Tư lệnh thông
qua, nhan đề Chủ trương tác chiến ở chiến trường Tây Bắc.
Sau khi phân tích tình hình địch, văn kiện kết luận: “Phân
tích tình hình địch toàn Tây Bắc, chúng ta thấy rằng địch yếu,
nhưng có thể thay đổi rất nhanh, đặc biệt là ở Phân khu Nghĩa Lộ.
Nhưng nếu chúng ta biết lợi dụng sự thay đổi của địch, tranh thủ
thời cơ tiêu diệt được quân tăng viện, sẽ giải quyết được Nghĩa Lộ
587