Page 586 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 586
Về phía ta, chúng ta đã thấy rõ những nhược điểm của một
quân đội cách mạng đơn thuần là bộ binh khi chuyển sang đánh
lớn trên địa hình đồng bằng, nơi địch có thể phát huy tối đa sức
mạnh binh khí, kỹ thuật và tính cơ động cao của một quân đội
hiện đại. Ta không chủ trương khắc phục nhược điểm này bằng
cách dùng số lượng thay cho chất lượng. Sự phát triển của quân
đội ta về mặt số lượng cũng đã tới giới hạn. Tình hình kinh tế tự
túc, tự cấp trong chiến tranh không cho phép ta tổ chức thêm quân
đội. Tuy nhiên, chúng ta cần giữ vững quyền chủ động trên chiến
trường Bắc Bộ. Đồng bằng và trung du không phải là địa bàn
thuận lợi để mở chiến dịch lớn trong mùa khô tới. Hướng tiến công
chính của bộ đội chủ lực trong thu - đông 1952 - 1953 sẽ là chiến
trường rừng núi. Ngay từ tháng 3/1952, Tổng Quân ủy đã quyết
định sẽ mở một chiến dịch lớn ở Tây Bắc, vùng rừng núi duy nhất
địch còn kiểm soát được tại Bắc Bộ.
Thế là sau 4 - 5 năm, kể từ ngày chỉ đạo nhen nhóm từng cơ sở
chính trị - vũ trang bí mật trên địa bàn chiến lược đặc biệt quan
trọng mà ông thường gọi là đất Việt miền Tây, mùa khô này ông
Giáp mới có điều kiện đưa đại quân lên Tây Bắc. Đã qua rồi những
ngày Tây tiến gian khổ của những “đoàn quân không mọc tóc”. Lúc
này, so sánh thế và lực giữa ta và địch đã cho phép ông mở chiến
dịch quy mô nhiều đại đoàn. Dù chiến tranh đã qua năm thứ 7
nhưng chiến trường Tây Bắc vẫn còn là một địa bàn xa lạ đối với
một số đại đoàn chủ lực. Tiến quân lên Tây Bắc cũng là một điều
bất ngờ đối với một số cán bộ, chiến sĩ bộ đội chủ lực đang chờ ngày
về giải phóng quê hương dưới đồng bằng.
Cơ quan tham mưu Tổng hành dinh đã đánh giá chiến trường
rừng núi Tây Bắc là một chiến trường địch yếu và sơ hở lại rất xa
hậu phương kháng chiến, nguồn tiếp tế cho chiến dịch phải chuyển
từ Việt Bắc sang, từ các liên khu 3, 4 lên, cho nên Chiến dịch Hoà
Bình vừa kết thúc, từng tổ trinh sát và từng đoàn cán bộ hậu cần,
584