Page 585 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 585

giúp ông ta quyết tâm theo đuổi cuộc chiến đến cùng. Có ý kiến cho
                           rằng nếu  Đờlát còn sống, chưa chắc ông ta  đã kéo quân về phía
                           trong phòng tuyến sớm như thế. Cuộc trao đổi dẫn đến một câu hỏi
                           được “treo” lại, chưa có lời giải: Vậy nếu chưa chết, Đờlát có thể làm

                           gì hơn, ngoài việc sử dụng bom đạn gấp nhiều lần so với Xalăng?
                              Về tình hình sắp tới, anh em tham mưu dự kiến trong  năm
                           1952,  địch chưa có  khả năng  đánh ra vùng tự do, nhất là khi
                           quyền cầm quân đã đặt vào tay Xalăng, một viên tướng đã từng bị
                           giới báo chí và cả Bộ Chiến tranh ở Pari đánh giá là “luôn chờ đợi
                           đối phương tiến công  trước rồi mới chống  đỡ”. Tổng Tư lệnh nói
                           Tổng Tham mưu trưởng gợi ý anh em nên suy nghĩ rút ra những

                           kết luận gì bổ ích về chiến dịch vừa qua để vận dụng vào mùa khô
                           sắp tới. Về phần mình, như sau này Đại tướng Võ Nguyên Giáp
                           viết, qua Chiến dịch Hoà Bình ông càng có điều kiện nghiên cứu và
                           hiểu sâu hơn về địch và cả những điểm mạnh, điểm yếu của ta từ
                           Chiến dịch Biên giới đến mùa hè năm 1952. Trước đây ta thường
                           hiểu sức mạnh của địch là ở vũ khí, trang bị hiện đại, chỗ yếu của

                           địch là tinh thần, chỗ yếu của một công cụ xâm lược, một đội quân
                           đánh thuê. Nay  ta  đã thấy  rõ thêm cái mạnh của quân  đội nhà
                           nghề. Quân Pháp đặc biệt giỏi trong bố trí phòng ngự. Tại Đông
                           Khê, không đầy ba đại đội của địch có thể đương đầu với hai trung
                           đoàn chủ lực của ta trong suốt 52 giờ liền. Đồn Pheo trong Chiến
                           dịch Hoà Bình được chính các chuyên gia quân sự Pháp coi là một
                           mẫu mực trong tổ chức phòng ngự cứ điểm. Quân Pháp biết rút
                           kinh nghiệm kịp thời những trận  đánh thất bại. Cũng trên  địa

                           hình rừng núi nhưng cuộc rút lui của quân Pháp ở Cao Bằng và ở
                           Hoà Bình  hoàn toàn khác nhau. Gần  đây ta thường nói về tinh
                           thần bạc nhược của binh lính Pháp trong Chiến dịch Biên giới.
                           Nhưng không thể không nghĩ tới sự chống trả quyết liệt của quân
                           Pháp trong những trận đánh cứ điểm, một số nơi những tên lính
                           cuối cùng chỉ chịu hạ vũ khí sau khi đã bắn hết đạn.



                                                                                           583
   580   581   582   583   584   585   586   587   588   589   590