Page 584 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 584
Bộ trưởng Bộ Chiến tranh Đờ Sơvinhê sau khi đã lệnh cho
Đờ Linarét phải giữ liên lạc đều đặn và báo cáo kịp thời với Tổng
hành dinh. Tổng Chỉ huy Pháp khẳng định: rõ ràng vùng Tây Bắc
Bắc Kỳ đang bị uy hiếp và - như sau này Xalăng thú nhận - đây là
một mối lo đã trở nên rõ ràng đối với Bộ Chỉ huy quân viễn chinh.
Về phía ta, vào những ngày cuối của Chiến dịch Hoà Bình, nghe
tin Tướng Đờlát chết, Tướng Xalăng tạm thay quyền chỉ huy, tiếp
đến là cuộc rút chạy của quân Pháp khỏi Mặt trận Hoà Bình, Tổng
Tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái thường nghe anh em cán bộ
tham mưu có ý kiến trao đổi về Tướng Đờlát và Bộ Chỉ huy quân
viễn chinh. Anh em nhắc đến báo chí Pháp đã nặng lời chê trách
Đờlát đánh chiếm Hoà Bình rồi bỏ mặc cho cấp dưới. Thái độ “mang
con bỏ chợ” đó đã chứng minh lời ông ta nói ít ngày trước đó ở Thủ
1
đô Italia rằng tất cả những gì làm được, ông ta đã làm , phần việc
của ông ta như thế là xong, bộ máy đã vận hành, giờ đây đến lượt
các tướng sĩ thuộc quyền. Một sự kiện khác cũng được anh em tham
mưu nói đến đó là trước khi đem quân đánh ra Hoà Bình, có tin ở
Triều Tiên bắt đầu diễn ra cuộc đàm phán để đi đến ngừng chiến,
Tướng Đờlát đã “đe” Chính phủ rằng nếu đối với Đông Dương, Pari
cũng chủ trương đàm phán với Việt Minh thì lập tức ông ta sẽ trả
chiếc ghế Tổng Chỉ huy cho Chính phủ. Là một danh tướng Pháp
trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Đờlát được coi là viên Tổng Chỉ
huy xông xáo nhất, tin tưởng nhất vào triển vọng của cuộc chiến
tranh Đông Dương, một cuộc chiến mà Pháp không thể thua nếu
được Mỹ viện trợ đầy đủ. Viện trợ Mỹ được coi là điều kiện hàng đầu
______________
1. Ví dụ: đã vực tinh thần quân viễn chinh dậy, dùng uy tín cá
nhân trong quan hệ với Mỹ để được tăng cường viện trợ, tổ chức gấp
quân đội cho Bảo Đại, xây dựng phòng tuyến hòng giữ vững đồng bằng
sông Hồng và bao trùm lên tất cả là chủ trương từng bước Việt Nam
hoá chiến tranh.
582