Page 606 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 606
khác như bao vây không chặt để địch chạy thoát (các trận Sài
Lương, Gia Hội, Ca Vịnh); đột phá tiền duyên thì nhanh nhưng
kéo dài chiến đấu trong tung thâm nên tăng thêm thương vong;
không tích cực và tự động truy kích và lùng bắt, có đơn vị chờ lệnh,
khi có lệnh cũng chỉ sục sạo qua loa rồi tự động rút quân về.
Với địch, đây là một đòn bất ngờ, lúc đầu chúng chủ quan phán
đoán sai nên đối phó lúng túng. Chỉ sau khi Phân khu Nghĩa Lộ bị
tiêu diệt, Bộ Chỉ huy Pháp mới khẳng định hướng tiến công mùa
khô của các đại đoàn chủ lực đối phương là Tây Bắc. Sau này, qua
hồi ký, tướng Xalăng cho biết Bộ Chỉ huy địch đã đối phó như thế
nào trong tình thế bị động này. Đêm 17 đang dự tiệc do Bộ trưởng
Lơtuốcnô tổ chức để chào mừng Bộ trưởng Đờ Xơvinhê, Xalăng
nhận được báo cáo Nghĩa Lộ bị tiến công. Trải qua một đêm mà
Xalăng thú nhận là “đầy lo âu”, sáng hôm sau Tổng Chỉ huy cùng
hai vị bộ trưởng bay ra Hà Nội. Đến Gia Lâm buổi trưa, đúng lúc
viên chỉ huy quân Pháp ở miền Bắc cũng vừa bay từ Tây Bắc về,
đang hạ cánh. C'est fini! (Thế là hết!), đó là câu duy nhất Đờ Linarét
thốt ra khi gặp ba vị khách từ Sài Gòn vừa bay ra. Sau này Xalăng
viết: Tất cả sự thật về cái đêm bi thảm đó đã hiện ra trước mắt tôi.
Tôi đã từng có một lòng tin vững chắc vào khả năng chống đỡ của
các điểm tựa. Nhưng lần này ông Giáp và Bộ Chỉ huy Việt đã bất
ngờ tập trung nỗ lực của toàn bộ Sư đoàn 308 vào hai đồn, trước
tiên là đồn cao, tiếp theo là cuộc tiến công đồn thấp. Các hướng
khác chỉ là nghi binh. Đến nửa đêm, trận đánh trên mỏm núi kết
thúc, bản án tử hình của Nghĩa Lộ đã được ký xong.
Sau khi nghe kể lại trận đánh, tôi cho rằng để mất Phân khu
Nghĩa Lộ là một đòn đau đớn nhưng không phải là đòn quyết định.
Ván cờ chỉ mới bắt đầu. Bây giờ đến lượt chúng ta hành động. Tôi
sẽ không để cho ông Giáp có khả năng thắng những trận khác nữa.
Tôi quyết định rút tất cả các đồn bốt của ta - những cứ điểm đã trở
thành mồi ngon cho ba sư đoàn đối phương tham chiến - và đưa
604