Page 80 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 80
mang theo lương thực - thực phẩm để tự nấu ăn hằng ngày. Nội
dung huấn luyện gồm tình hình thế giới, trong nước, nhiệm vụ và
mục đích đánh Pháp đuổi Nhật, cách tiến hành năm bước công tác
bí mật, cách tổ chức và điều hành hoạt động của các đoàn thể cứu
quốc... Điểm mới trong chương trình huấn luyện lần này là còn bao
gồm cả cách tổ chức các đội tự vệ và công tác chuẩn bị khởi nghĩa
vũ trang. Trong quá trình huấn luyện chính trị phổ thông theo
chương trình trên đây, “thầy giáo vùng cao” Võ Nguyên Giáp còn
chú ý tới những học viên đã tham gia phong trào từ sớm để bồi
dưỡng thêm về chủ nghĩa cộng sản, chuẩn bị điều kiện kết nạp
Đảng sau này.
Các lớp huấn luyện chính trị liên tiếp được tổ chức từ tổng nọ
sang tổng kia suốt mấy tháng. Đến khoảng tháng 3/1942, trong
một lần anh Văn về báo cáo, nhận thấy công tác huấn luyện chính
trị đạt kết quả tốt, phong trào Hoà An đã được củng cố và mở rộng,
Cụ Hồ chỉ thị chuyển sang châu Nguyên Bình, một châu phong
trào chưa phát triển mạnh, nhất là trên các bản vùng cao. Cùng
tham gia huấn luyện với Võ Nguyên Giáp lần này, có Lê Thiết
Hùng, một cán bộ của Đảng đã từng hoạt động nhiều năm trong cơ
quan tham mưu chiến lược của quân đội Tưởng, mới theo Cụ Hồ về
nước. Khi giao nhiệm vụ, ông Cụ nhắc hai ông: “Chú Văn phải chú
trọng thêm quân sự, chú Hùng chú trọng thêm chính trị”.
Sau mấy lớp mở ở vùng đồng bào Tày, Nùng, theo kế hoạch đã
định, anh Văn chuyển lên vùng đồng bào Mán trắng. Nỗi khó khăn
của các “thầy giáo vùng cao” không chỉ là theo giao thông người địa
phương, kín đáo phát cây mở đường tiến từng bước theo đường
chim bay trên các triền núi đá, mà điều khó khăn hơn cả là không
ít cán bộ và thanh niên được cử về dự lớp huấn luyện nhưng không
biết tiếng Kinh. Giải nghĩa những danh từ chính trị phổ thông với
những đối tượng như vậy thật không giản đơn. Khả năng “phiên
dịch” của một vài cán bộ địa phương (được coi là thông thạo tiếng
78