Page 76 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 76
báo cáo tình hình với ông Nguyễn. Lần đầu tiên, sau khi thu xếp
và ổn định lớp học quân sự do Quốc dân đảng giúp huấn luyện, Võ
Nguyên Giáp theo một đồng chí giao thông dẫn đường vượt biên
giới về nước. Lần ấy, chặng đường Tĩnh Tây - Cao Bằng đã để lại
trong tâm khảm Võ Nguyên Giáp những cảm nghĩ khó quên. Hơn
20 năm sau, ông nhớ lại: “Thấm thoắt đã một năm trời xa Tổ quốc.
Đặt chân lên dải đất quê hương, lòng chẳng khỏi bồi hồi. Mỗi bước
đi thấy trong người ấm áp hơn lên. Chỉ vừa mới đi thêm mấy bước
chân mà trước đó thì thấy như còn ở rất xa, lúc này lại thấy như
đã ở gần nhà”.
Lần đầu tiên Võ Nguyên Giáp có mặt trên mảnh đất biên giới
Đông Bắc của Tổ quốc thân yêu. Trước mắt ông là quang cảnh
hùng vĩ của một vùng núi non hiểm trở, địa đầu của cả một đất
nước còn dưới ách thống trị của kẻ thù. Ông bỗng nhớ lại cái ngày
cùng Phạm Văn Đồng vượt sông Nậm Ti tháng 5 năm trước. Lần
ấy, hai người luôn phải ngó trước ngó sau mong sao nhanh chóng
thoát khỏi con mắt cú vọ của bọn mật thám. Giờ đây cũng là cảnh
vượt qua biên giới, nhưng là “về nhà mình”, là trở về nơi căn cứ
đầu nguồn của cách mạng. Người giao thông đưa anh đến chỗ ở
của ông Nguyễn, bây giờ được bà con địa phương gọi là già Thu.
Lần đầu tiên Võ Nguyên Giáp nghe nói ông Nguyễn còn một cái
tên chính thức là Hồ Chí Minh. Anh em trong cơ quan cho biết, từ
sau Hội nghị Trung ương, có người gọi ông là Bác, là ông Cụ, ông
Ké. Còn Võ Nguyên Giáp, trở về nước lần này cũng với cái tên mới:
Anh Văn, chỉ chừng vài tháng nữa, tuổi sẽ vừa tròn 30.
Tổng hành dinh của Cụ Hồ lúc này là hang Cốc Bó (tiếng địa
phương là đầu nguồn) thuộc địa phận làng Pác Bó, xã Trường Hà,
châu Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng, sát ngay biên giới Việt - Trung.
Ông Cụ giới thiệu với anh Văn con suối mà Cụ đặt tên là “suối
Lênin”, nơi Cụ đang ngồi trên phiến đá, một dòng nước từ khe núi
chảy ra trong vắt. Cụ như có ý chờ đợi để báo cho Võ Nguyên Giáp
74