Page 78 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 78
mài mấy ngày liền mới hết chữ nho khắc trên bia. Giấy in báo
nhờ đồng bào mua dần trong từng phiên chợ, tích cóp lại. Báo chỉ
có hai trang, khổ báo lại quá nhỏ, thế nhưng ông Cụ lại dặn phải
viết chữ to để đồng bào dễ đọc, như vậy cũng có nghĩa là không
thể viết dài. Cụ “khoán” mỗi bài không quá một trăm từ, vì “viết
dài hơn không có chỗ đăng đâu”, và chữ nghĩa lại phải nôm na, dễ
hiểu. Lần đầu tiên trong cuộc đời cầm bút, nhà báo Võ Nguyên
Giáp “cảm thấy khó quá”!
Nhưng rồi, vượt qua mọi khó khăn, số đầu tiên của Việt Lập
(đánh số từ 101) ra mắt bạn đọc ngày 1/8/1941. Lúc đầu mỗi
tháng báo ra 1 kỳ, mỗi kỳ mấy chục tờ và chỉ 2 trang, sau nhanh
chóng nâng lên 2 - 3 kỳ, mỗi kỳ hàng trăm tờ, cao nhất có số ra
400 tờ, với số trang cũng nâng lên cao nhất là 4 trang . Dưới bút
1
danh Kim Oanh, Bé Con, Xung Phong..., ông Cụ là người viết
cho Việt Lập nhiều nhất, phần lớn là thể loại thơ ca. Tờ báo đã
sớm phát huy tác dụng to lớn đối với công tác vận động chính trị
quần chúng, đó là điều Võ Nguyên Giáp nhận thấy mỗi khi có
dịp đến công tác tại các địa phương. Nó được tổ chức đọc ở các
làng bản, trong mỗi cuộc họp của các hội cứu quốc. Do bài viết
ngắn gọn, đơn giản, rõ ràng, nội dung chính trị đúng đắn, có tác
dụng giác ngộ và dẫn dắt nhân dân, nên được mọi người thích
nghe, thích đọc. Tờ báo đã làm đúng chức năng, nhiệm vụ phục
vụ đông đảo quần chúng mà ông Cụ nêu lên ngay trong số đầu
tiên là:
Làm cho ta mở mắt mở tai,
Cho ta biết đó biết đây,
Ở trong việc nước, ở ngoài thế gian,
______________
1. Tính đến ngày 30/9/1945, Việt Lập đã ra được 129 số. Từ tháng
8/1942 đến tháng 5/1945, tờ báo do ông Phạm Văn Đồng phụ trách.
76