Page 81 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 81
Kinh, như Hồng Trị, Bình Dương) cũng không đáp ứng yêu cầu
giải nghĩa được hết nội dung bài giảng. Không ít trường hợp “thầy
giáo vùng cao” phải mang hết tài họa sĩ của mình ra để diễn đạt
bằng hình vẽ, giúp cho học viên hiểu được bài giảng dễ dàng hơn.
Từ thực tế tiếp xúc với đồng bào Mán trắng, Mán tiền, anh Văn tự
đặt cho mình một yêu cầu là nhanh chóng học tiếng địa phương -
học tiếng nói của bà con để mang ánh sáng của cách mạng đến với
bà con.
Kết quả thật không ngờ. Suốt thời gian làm công tác vận động
chính trị quần chúng và tham gia các buổi sinh hoạt với các đoàn
thể nông dân, thanh niên, phụ nữ, vốn tiếng Tày, tiếng Mán không
những giúp Võ Nguyên Giáp trong những buổi lên lớp chính trị mà
còn tạo điều kiện cho ông dịch và chuyển thành văn vần những tài
liệu phổ thông của Mặt trận Việt Minh, góp phần vào công tác giáo
dục chính trị cho đồng bào các dân tộc. Việc chuyển thể Việt Minh
ngũ tự kinh thành văn vần tiếng địa phương đã làm cho tài liệu đó
trở thành bài hát mang tính quần chúng, rất phổ cập của các hội
viên phụ nữ và nhi đồng trong nhiều thôn bản.
Suốt thời gian dài thực sự hoà mình vào phong trào, không
những Võ Nguyên Giáp đã góp phần quan trọng mở rộng và củng
cố chỗ đứng chân của cách mạng trên nhiều địa bàn, từ vùng thấp
đến vùng cao của các châu Hoà An và Nguyên Bình, mà điều quan
trọng nữa là ông đã rút ra những kết luận rất cơ bản, chứng minh
luận điểm của Nguyễn Ái Quốc về vai trò quần chúng trong cách
mạng nói chung, trong xây dựng căn cứ địa nói riêng. Hơn 20 năm
sau, ông viết: “Qua những lớp huấn luyện tại Hoà An và Nguyên
Bình, càng thấy rõ, trong khi vận động quần chúng làm cách
mạng, nếu nói lên được nguyện vọng nóng bỏng của quần chúng,
những điều liên hệ mật thiết đến đời sống của quần chúng, thì
quần chúng rất dễ tiếp thu, công tác vận động sẽ có một sự hấp
dẫn đặc biệt, sẽ thúc đẩy mạnh mẽ quần chúng tiến lên con đường
79