Page 86 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 86
cùng với Lê Thiết Hùng mở đường Nam tiến, từ Nguyên Bình qua
Ngân Sơn, Chợ Rã đánh thông với căn cứ Bắc Sơn - Võ Nhai và
phát triển xuống Thái Nguyên.
Lúc này, ông Chu Văn Tấn cũng đang có mặt ở Cao Bằng. Sau
cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn và trải qua 8 tháng du kích ở vùng Võ
Nhai - Tràng Xá, theo Nghị quyết của Trung ương về duy trì và
củng cố khu du kích Bắc Sơn, lực lượng Cứu quốc quân do ông Tấn
chỉ huy đã trở lại Bắc Sơn hoạt động đồng thời phát triển cơ sở
xuống vùng Yên Thế (Bắc Giang) và Đồng Hỷ (Thái Nguyên).
Trong cuộc họp với các ông Phạm Văn Đồng, Hoàng Văn Hoan, Vũ
Anh và Võ Nguyên Giáp, ông Tấn đã cùng các ông trao đổi kinh
nghiệm về chống địch khủng bố, kinh nghiệm dựa vào cơ sở quần
chúng trung kiên để xây dựng và phát triển phong trào, đồng thời
bàn việc thực hiện chủ trương của Cụ Hồ nối liền hai căn cứ cách
mạng Cao Bằng và Bắc Sơn - Võ Nhai. Một kế hoạch được thống
nhất giữa Võ Nguyên Giáp, Lê Thiết Hùng và Chu Văn Tấn về
đánh thông đường Cao Bằng - Thái Nguyên: Chu Văn Tấn trở lại
củng cố vùng Bắc Sơn - Võ Nhai rồi tổ chức một đội vũ trang tuyên
truyền, xuất quân mở đường Bắc tiến lên phía Cao Bằng. Võ
Nguyên Giáp và Lê Thiết Hùng, có một số cán bộ, chiến sĩ Bắc Sơn
giúp đỡ, sẽ từ Nguyên Bình phát triển theo nhiều hướng xuống
Ngân Sơn, Chợ Rã, Chợ Đồn, đặt cơ sở bước đầu cho chủ trương nối
liền miền núi với miền xuôi. Hợp điểm giữa các đội Nam tiến của
Võ Nguyên Giáp với các đội Bắc tiến của Chu Văn Tấn là trên trục
đường Chợ Đồn - Chợ Chu.
Khi giao nhiệm vụ cho các cán bộ tham gia công cuộc xung
phong Nam tiến, ông Giáp nhấn mạnh rằng Nam tiến là một yêu
cầu chiến lược, là một chủ trương có tầm quan trọng đặc biệt,
nhằm mở rộng địa bàn chính trị, tạo thế tạo lực mới cho cách mạng
trong quá trình phát triển từ chính trị lên vũ trang, đồng thời tạo
điều kiện thống nhất chủ trương lãnh đạo trong toàn Đảng và đón
84