Page 216 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 216
Năm 1967, anh Phạm Hùng vào Nam làm Bí thư Trung ương
Cục. Sau một thời gian nắm tình hình, vốn là người am hiểu cán
bộ, anh quyết định với sự đồng ý của Thường vụ Trung ương Cục,
rút anh Phạm Thái Bường (tức Ba Bường) từ Bí thư Khu ủy Khu 3
(miền Tây Nam Bộ) về R làm Trưởng ban An ninh Trung ương
Cục, điều anh Sáu Dân về làm Bí thư Khu ủy Khu 3, thay cho anh
Ba Bường. Lúc đó, tôi có hỏi anh Phạm Hùng vì sao thay đổi vị
trí của hai anh đều là Ủy viên Trung ương Đảng. Anh Bảy Hồng
(Bí danh anh Phạm Hùng trong kháng chiến) trả lời: “Anh Kiệt là
tướng nông dân, hiện nay phụ trách Sài Gòn là đô thị mà không
vào được nội thành, rất khó phát huy tác dụng. Về khu miền Tây
Nam Bộ, có đất dụng võ, anh sẽ phát huy thế mạnh của mình và
đưa phong trào lên”.
Đúng như anh Bảy Hồng nói, ngay sau khi nhận quyết định, anh
cùng một tiểu đội cận vệ chọn lọc trong Tiểu đoàn 1 bảo vệ Trung
ương Cục, đa số là người miền Tây lên đường, vượt qua đồn bót, sông
Tiền, sông Hậu xuống Khu 9. Anh không đi thẳng về căn cứ Khu ủy
mà lần lượt đi đến căn cứ các tỉnh ủy ở miền Tây nắm tình hình, làm
việc với các đồng chí, sau đó về Khu ủy làm việc, nêu các vấn đề nóng
bỏng ở các địa phương để cùng Khu ủy giải quyết. Tôi rất khâm phục
cách làm việc sát thực tế và tác phong công tác của anh, rất có hiệu
quả. Phong trào ở Khu 9 vươn lên thấy rõ. Quân, dân Khu 9 dưới sự
lãnh đạo của anh đã đánh bại cuộc tiến công của 75 lượt tiểu đoàn
địch định “nhổ cỏ U Minh” và giành thắng lợi lớn, phá tan âm mưu
giành dân lấn đất của Thiệu sau Hiệp định Pari năm 1973. Việc này
đã được cả nước biết và Trung ương đánh giá cao.
Trong thời gian anh làm Bí thư Khu ủy Khu 9, có nhiều lần
anh về Trung ương Cục họp và đến giảng bài ở Trường Nguyễn Ái
Quốc miền Nam. Ở trường Đảng, những bài về lý luận do các giảng
viên của trường phụ trách, những bài về công tác thực tế như công
214