Page 218 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 218
lúc này đã hơi lớn tiếng với nhau. Anh Bảy Thuận, cán bộ của
trường cũng là bạn học với tôi ở Liên Xô, kéo tay tôi đi, sợ xung đột
gay gắt thêm. Tôi đi nhưng vẫn còn ấm ức. Theo tôi, rõ ràng anh
sai. Việc không được giải quyết, cuối cùng anh Sáu Biên vẫn ở lại
Khu 9 và anh Giang Văn Tửng vẫn ở R.
Đây là lần xung đột gay gắt nhất giữa anh và tôi. Tôi định
không viết đoạn này trong bài viết về anh, tôi nghĩ nếu chỉ một mặt
ca ngợi, không nêu trung thực những gì mình biết về anh thì không
đúng. Vả lại, có lần khi viết về đồng chí Phạm Hùng trong cuốn hồi
ký, chính anh Kiệt cũng đã nói: “Con người dù vĩ đại đến đâu cũng
là con người, cũng có những ưu điểm và khuyết điểm. Chỉ nêu ưu
điểm thôi là không trung thực”.
Miền Nam được giải phóng, đất nước thống nhất. Một thời gian
dài tôi không được gặp anh. Tôi về công tác Tỉnh ủy Hậu Giang
17 năm. Anh là Chủ tịch Ủy ban nhân dân rồi Bí thư Thành ủy
Thành phố Hồ Chí Minh, sau đó được điều ra Hà Nội giữ trọng
trách trong Chính phủ. Qua theo dõi tình hình chung, học tập các
nghị quyết của Đảng, nghe thấy những hoạt động của anh, tôi rất
mừng nhưng cũng có phần lo. Mừng vì một đồng chí ở Nam Bộ còn
trẻ, được tín nhiệm cao, giữ nhiều trọng trách cấp trung ương. Lo
vì với cương vị mới, anh, theo sự hiểu biết của tôi, trình độ học vấn
không cao, ít được học tập về lý luận và về chuyên môn, nghiệp
vụ, nay nắm những ngành đòi hỏi rất nhiều những kiến thức khoa
học kỹ thuật như Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước, Phó Thủ
tướng rồi Thủ tướng Chính phủ sẽ xoay xở làm sao? Lỡ có sai sót
gì, có khi do cấp dưới làm sai mà anh không kiểm soát được, sẽ gây
ra những hậu quả nghiêm trọng cho đất nước và cho sự tiến bộ của
cá nhân anh.
Nhưng điều lo lắng ấy không xảy ra. Anh, với tinh thần cầu
tiến, biết quý trọng nhân tài, đã sớm quy tụ các trí thức, các nhà
216