Page 345 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 345
Một bữa cơm dã chiến thân mật được coi là “sự kiện lịch sử”
đáng nhớ trên đường Trường Sơn đối với tôi, nhất là hôm ấy tôi lại
được ngồi sát bên đồng chí Sáu Dân. Ngay sau bữa cơm thân mật
ấy, tôi để ý thấy mặc dù trong không khí vui vẻ gần như trọn vẹn,
hoàn hảo của mọi thành viên hai đoàn, nhưng tôi “đọc” được ở thủ
trưởng Kiệt dường như có một tâm tư gì đấy. Tối hôm đó thủ trưởng
đi nghỉ sớm.
Tôi thấy lo, nên hỏi xem “bụng dạ” thủ trưởng có vấn đề gì
không. Thủ trưởng bảo: Tiêu hóa tốt (không có vấn đề gì), vui nhưng
ăn không thấy ngon. Tôi đo huyết áp thấy vẫn bình thường, đồng
chí bảo: “Mầy sang lo cho anh Mười (đồng chí Nguyễn Văn Linh) đi”.
Tôi tuân lệnh.
Sáng hôm sau, thủ trưởng Kiệt dậy sớm tập thể dục và đi hơi
xa nơi đóng quân. Tôi đi theo sau, rõ ràng tôi thấy thủ trưởng có vẻ
bồn chồn lo lắng việc gì đó chứ không phải sức khỏe. Tôi “rình” chụp
được một bức ảnh mà sau này mới biết rõ được tâm tư của người
được chụp.
Sau khi chụp ảnh, tôi tiếp cận tò mò hỏi thăm về cuộc gặp hai
đoàn trên đường Trường Sơn là sự trùng hợp ngẫu nhiên hay có
“hẹn trước”.
Không trả lời trực tiếp câu hỏi của tôi, đồng chí nói:
- Mầy có nhớ trước đây ta cứ đinh ninh là 2 năm sau Hiệp định
Giơnevơ sẽ có tổng tuyển cử vào ngày 20/7/1956 không? Bài học
nhãn tiền đã rõ, kẻ địch không bao giờ chịu thi hành Hiệp định,
chiến tranh vẫn là chiến tranh. Bác Hồ đã dạy phải đánh cho Mỹ
cút, đánh cho ngụy nhào kia mà. Vậy mà bây giờ Hiệp định Pari
vừa ký kết - trên đường Trường Sơn mầy thấy địch đã ngưng bắn
phá chưa?
Bắt đầu từ đó tôi càng hiểu rõ thêm về tính quyết đoán dám
nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm của thủ trưởng mà mình có
vinh dự được giao nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe. Các phẩm chất ấy
thể hiện rõ tính hiệu quả ở các cương vị, trọng trách từ trước và sau
343