Page 344 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 344

- Lúc đó, anh là đại biểu của Nam Bộ, là Phó Bí thư Tỉnh ủy

            Rạch Giá phải không?
                - Ủa, sao mầy biết?
                - Hồi đó, em ở Sở Giao thông liên lạc Nam Bộ nên có điều kiện tìm
            hiểu biết được các chuyến đi công tác đặc biệt của cán bộ lãnh đạo.

                - Vậy mầy là lính của “Cò Thức” (đồng chí Nguyễn Văn Thức -
            Giám đốc Sở Giao thông liên lạc Nam Bộ) rồi. Mầy tập kết ở Chắc
            Băng phải không?
                - Dạ!
                Từ  những  câu  chuyện  ngắn  gọn  của  thời  kháng  chiến  chống

            Pháp, đến chuyện tôi tập kết, vượt Trường Sơn về B2, lại phục vụ
            chăm  sóc  sức  khỏe  các  đồng  chí  lãnh  đạo  Trung  ương  Cục  miền
            Nam, sát cánh cùng đồng chí, đồng đội bảo vệ an toàn cho cơ quan
            đầu não Trung ương Cục trong các trận càn Áctơborơ, Gianxơn Xity,
            lãnh đủ những lần dội bom B.52 của Mỹ rải ở khu căn cứ R rồi đến

            chuyến đi A lần này, thủ trưởng hiểu rõ, tin và thương tôi hơn.
                Tại một binh trạm trên đường Trường Sơn, hai đoàn Nam - Bắc
            gặp nhau. Đoàn phía Bắc do đồng chí Tố Hữu làm trưởng đoàn.
            Các thành viên là các đồng chí Nguyễn Thọ Chân, Đinh Đức Thiện,
            Phạm Chung. Mục đích chính được đồng chí Tố Hữu cho biết sơ bộ

            là theo nghị quyết của Bộ Chính trị, từ tháng 4/1973 phải triển khai
            cho binh vận miền Nam thực hiện “5 cấm chỉ”.
                Trong bữa cơm thân mật chiều hôm đó, binh trạm tổ chức để
            chào đón hai đoàn Nam - Bắc gặp nhau trên đường Trường Sơn, thủ

            trưởng cùng thành viên chính của hai đoàn được anh em binh trạm
            trân trọng mời ngồi trên hai dãy băng dài, chiếc bàn dã chiến dành
            cho buổi làm việc của hai đoàn hôm đó cũng là bàn ăn; mặt bàn được
            trải hai lớp vải dù pháo sáng trắng tinh đẹp đẽ. Các ly rượu chúc
            mừng hôm ấy cũng đủ loại ly, tách (chén uống trà cũ - có cái sứt mẻ

            không còn nguyên vẹn). “Rượu mừng” lại là “nước cơm rượu” của
            chính anh em binh trạm chế biến, thật là độc đáo.

            342
   339   340   341   342   343   344   345   346   347   348   349