Page 347 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 347
Những đặc điểm kể trên của ngôi nhà mà các đồng đội, đồng chí
của C15 đều biết rõ, một ngôi nhà độc đáo trong “xóm nhà” của mấy
“Ông Già” (biệt danh của Thường vụ Trung ương Cục miền Nam).
Một đặc điểm đáng kể khác là chỉ có ngôi nhà này còn lưu giữ được
hình ảnh thật của chủ nhân (ông Sáu Dân) vì trừ các đợt đi công tác
ở địa bàn khác (T3 chẳng hạn), khi về căn cứ Trung ương Cục miền
Nam ông sống và làm việc tại đây.
Ngày 30/4/1975, lá cờ của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền
Nam Việt Nam có ngôi sao vàng giữa nền xanh đỏ phấp phới tung
bay trên nóc Dinh Độc Lập, ghi dấu Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn
thắng, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thì tại căn cứ Trung ương
Cục, chúng tôi được lệnh sẵn sàng khẩn trương tiến về tiếp quản
Sài Gòn. Tôi nghĩ cần phải chụp một số hình ảnh kỷ niệm các ngôi
nhà của mấy “Ông Già” đang ở. Từ trưa hôm ấy, tôi cùng anh em
trong bộ phận phục vụ chú Mười (đồng chí Nguyễn Văn Linh) chuẩn
bị xong các thứ cần thiết sẵn sàng hành quân, tôi xách máy chụp
ảnh hiệu Canon của thủ trưởng giao cho tôi “hành nghề tay trái”.
Ngặt nỗi lúc đó máy không có đèn flash mà 15 giờ chiều hôm ấy trời
âm u chuyển mưa. Nhà chú Mười và nhà chú Bảy Hồng (đồng chí
Phạm Hùng) nằm trong rừng không đủ ánh sáng để chụp; tôi nhanh
chóng chạy sang nhà ông Sáu Dân (đồng chí Võ Văn Kiệt) ở bìa
trảng mới có đủ ánh sáng tự nhiên để chụp. Tôi chụp liền mấy kiểu
(chụp tự động). Sau đó, tình cờ đồng chí Long “điện” đi xe đạp ngang
qua, tôi chụp tiếp cho đồng chí Long mấy kiểu.
Buổi chiều hôm ấy, tôi chụp 9 kiểu tất cả. Đó là những bức ảnh
ghi lại hình ảnh ngôi nhà đầy ấn tượng tại một thời điểm lịch sử mà
không bao giờ lặp lại.
Sau khi chụp, tráng phim xong, tôi bảo quản phim, không in
ra ảnh. Nhiều năm sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất
nước, đồng chí Võ Văn Kiệt trải qua nhiều cương vị lãnh đạo cao
cấp, đến khi về nghỉ tại Thành phố Hồ Chí Minh, tôi mang phim đã
chụp in thành một loạt ảnh đến tặng đồng chí, gọi là quà xuân trong
345