Page 351 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 351
đi về bằng đường biển. Nhưng chỉ đi một mình, còn anh Sa và tôi ở
lại đi đường bộ. Như vậy là một lần trong đời tôi được đi tàu không
số hụt! Hiện nay tôi còn giữ giấy căn cước giả của ngụy quyền Sài
Gòn để làm kỷ niệm.
*
* *
Cuối năm 1970, anh Sáu Dân được Trung ương Cục miền Nam
điều động xuống T3 (Tây Nam Bộ) làm Bí thư Khu ủy. Từ căn cứ
Khu ủy Sài Gòn - Gia Định ở Bến Tre, anh đi đường công khai về R
(Trung ương Cục). Sau đó anh đi về T3 cũng bằng đường công khai,
nên đi và đến rất nhanh.
Tình hình T3 vào thời điểm anh về nhận nhiệm vụ còn nhiều
khó khăn. Sau đợt Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968,
địch khẩn trương tiến hành “bình định đặc biệt”, “bình định cấp
tốc”, gom dân vào ấp tân sinh; lấn chiếm gần hết các vùng đông
dân. Sau đó, ba lần tiến hành bình định, lấn chiếm U Minh. Đến
giữa năm 1971, địch đã cơ bản bình định lấn chiếm căn cứ U Minh
Thượng và một phần U Minh Hạ, uy hiếp vùng giải phóng nam Cà
Mau. Khu ủy T3 phải đóng sâu trong vùng rừng đước huyện Ngọc
Hiển (tỉnh Cà Mau).
Khi về đến T3 (ở U Minh Thượng), anh Sáu Dân không đi thẳng
về căn cứ Khu ủy mà đi một vòng từ Rạch Giá, qua Sóc Trăng, lên
Cần Thơ để nắm tình hình và chỉ đạo trực tiếp các nơi đó. Mỗi tỉnh
anh ở và làm việc 7 đến 10 ngày, có nơi hai tuần lễ. Anh làm việc với
bí thư và thường vụ tỉnh ủy, đi một vài huyện.
Thời gian này, anh có làm việc với Tư lệnh Quân khu 9 Lê Đức
Anh ở Long Mỹ và thăm một trung đoàn chủ lực ở Giồng Riềng,
1
1. Đồng chí Lê Đức Anh được Bộ Chỉ huy Miền điều về T3 (Khu 9)
làm Tư lệnh Quân khu vào năm 1969.
349