Page 356 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 356

giới phía Bắc cũng diễn ra trong thời gian này (từ năm 1977 đến đầu

            năm 1979).
                Thành phố Hồ Chí Minh, một thành phố lớn, đông dân, một
            trung tâm công nghiệp, đứng trước muôn vàn khó khăn. Khó khăn
            lớn nhất vẫn là sản xuất và đời sống.
                Vấn đề bức xúc nhất trong những vấn đề bức xúc mà anh Sáu
            Dân và Thành ủy quan tâm tháo gỡ là làm sao các xí nghiệp, nhà

            máy có đủ nguyên liệu, vật tư để sản xuất; làm sao hạn chế tối đa
            tình trạng công nhân do thiếu nguyên liệu sản xuất phải nghỉ việc,
            hưởng 70% lương; làm sao thành phố có đủ lương thực để cung cấp
            cho nhân dân hằng tháng?
                Lúc đó anh Sáu Dân được Thường vụ Thành ủy phân công trực
            tiếp chỉ đạo hai ngành công nghiệp đang gặp nhiều khó khăn nhất
            là dệt và cơ khí.
                Thế là, anh Sáu Dân và một số đồng chí Thường vụ Thành ủy
            cùng  các  ban,  ngành  thành  phố  đã  trực  tiếp  xuống  15  xí  nghiệp

            (trung ương và thành phố) để nghiên cứu tại chỗ.
                Tôi còn nhớ, lúc đó (khoảng cuối năm 1978 đầu năm 1979), anh
            Sáu Dân đi xuống nghiên cứu Xí nghiệp dệt Việt Thắng (ở Thủ Đức),
            một nhà máy lớn, có nhiều công nhân, máy móc khá hiện đại.
                Vấn đề mà anh Sáu quan tâm nghiên cứu là vai trò của cơ sở (xí
            nghiệp) trong giải quyết các khó khăn như thiếu nguyên liệu, vật

            tư, công nhân nghỉ việc, hưởng 70% lương, vấn đề kế hoạch và quản
            lý sản xuất kinh doanh; đời sống của công nhân. Ngoài ra, anh còn
            tìm hiểu, đánh giá quần chúng công nhân và phát triển đảng trong
            công nhân.
                Anh  Sáu  làm  việc  với  ban  giám  đốc  nhà  máy,  đảng  ủy,  công
            đoàn và gặp gỡ, trao đổi với công nhân. Buổi trưa anh ở lại nhà máy,
            nhưng không ăn cơm ở đây do vấn đề ăn uống ở nhà máy lúc đó khó
            khăn lắm. Đơn vị chúng tôi phân công người hằng ngày mang cơm

            cho anh, nhưng anh dặn anh em chúng tôi không được đi xe lớn,
            phải đi chiếc xe honda nhỏ, do xe này ăn ít xăng. Có một số tối anh

            354
   351   352   353   354   355   356   357   358   359   360   361