Page 355 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 355
Sau giải phóng (30/4/1975), ngoài việc tiếp quản, truy quét lực
lượng phản cách mạng, giữ gìn an ninh trật tự, xây dựng và củng cố
hệ thống tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể, Thành phố Hồ Chí
Minh tập trung khôi phục sản xuất, phát triển kinh tế và ổn định
đời sống nhân dân.
Thành phố còn phát triển thêm một số ngành nghề thu hút
nhiều lao động (như đan len, dệt thảm len) hoặc dùng nguyên liệu
trong nước (như cói, mây tre, cao su). Khuyến khích tận dụng phế
liệu (nhựa, kim khí...) rải rác trong thành phố. Các huyện nông thôn
ngoại thành phát động phong trào khai hoang, làm thủy lợi, trồng
trọt, chăn nuôi, khôi phục màu xanh ở các vùng “đất trắng” bị bom
đạn cày xới. Mặt khác, thành phố vận động nhân dân hồi hương lập
nghiệp, đi xây dựng kinh tế mới và giãn dân ra vùng ven.
Hai năm 1975-1976, Thành phố Hồ Chí Minh đã hoàn thành
giai đoạn cách mạng dân chủ nhân dân, khôi phục kinh tế và ổn
định một bước đời sống nhân dân.
Tuy nhiên, bước vào năm 1977, ngành công nghiệp thành phố
thiếu nguyên liệu, phụ tùng thay thế trầm trọng; một số cơ sở sản
xuất đóng cửa. Nhiều xí nghiệp không đủ nguyên liệu sản xuất,
phải để công nhân nghỉ việc, hưởng 70% lương.
Cuối năm 1977, Thành phố Hồ Chí Minh bắt đầu thí điểm cải
tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh, mà đỉnh cao là đợt tập
trung cải tạo tư sản thương nghiệp vào tháng 3/1978. Tháng 6/1978
nảy sinh vụ “nạn kiều” . Cũng năm 1978, đồng bằng sông Cửu Long
1
bị lũ lụt nặng, có ảnh hưởng trực tiếp đến Thành phố Hồ Chí Minh
và nhiều nơi khác. Hai cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam và biên
1. Năm 1978, lợi dụng tình hình thành phố có nhiều khó khăn về đời
sống, và việc cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh (chủ yếu là người
Hoa), bọn phản động dựng nên vụ “nạn kiều”, kích động người Hoa về
Trung Quốc.
353