Page 353 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 353
giành dân đẩy mạnh lấn chiếm vùng ta làm chủ và triển khai kế
hoạch bình định năm 1973, tập trung bình định, lấn chiếm đồng
bằng sông Cửu Long, lấy Mỹ Tho (Khu 8) và Chương Thiện (Khu 9)
làm trọng điểm.
Ngay sau khi Hiệp định Pari có hiệu lực, địch đã vi phạm Hiệp
định, cho máy bay ném bom và càn quét, lấn chiếm Long Mỹ, Chương
Thiện và một số nơi khác.
Bốn ngày sau khi Hiệp định Pari có hiệu lực, ngày 2/2/1973, anh
Sáu Dân triệu tập hội nghị Thường vụ Quân Khu ủy mở rộng, có lãnh
đạo quân khu và bí thư ba tỉnh Cần Thơ, Sóc Trăng, Rạch Giá tại sở
chỉ huy tiền phương quân khu ở xã Vĩnh Viễn, huyện Long Mỹ. Hội
nghị nhận định: Đồng bằng sông Cửu Long chưa có ngừng bắn và
vẫn trong tình trạng chiến tranh... Việc chuyển phương châm “lấy
đấu tranh chính trị làm cơ sở, đấu tranh vũ trang làm hậu thuẫn”
1
là quá sớm. Hội nghị đề ra chủ trương: “Phát huy thắng lợi của Hiệp
định Pari, không mơ hồ ảo tưởng, nắm vững tư tưởng chiến lược tiến
công bằng sức mạnh quân sự, chính trị, binh vận, pháp lý; trừng trị
địch vi phạm Hiệp định để giành đất, giành dân, giành quyền làm
chủ, đánh bại kế hoạch bình định lấn chiếm của địch...”.
Còn nhớ, tháng 10/1972, khi được biết sắp ký kết Hiệp định
Pari, anh Sáu Dân đến thăm lớp huấn luyện cán bộ của Khu ủy và
đã ra lệnh ngưng lớp học để các cán bộ, học viên về các địa phương
và ban ngành ngay, thực hiện nhiệm vụ mới với lời căn dặn:
“Dù Mỹ ngụy có ký Hiệp định Pari hay không, chúng ta phải
quán triệt tư tưởng tiến công, luôn luôn lúc nào cũng phải chủ động
tiến công giặc để giành từng tấc đất, cọng rau, từng người dân;
không để cho kẻ thù lấn chiếm của ta một tấc đất”.
1. Chỉ thị số 02/CT73 ngày 19/01/1973 của Trung ương Cục miền Nam
nêu phương châm đấu tranh sau Hiệp định Pari: “Kết hợp chặt chẽ giữa đấu
tranh chính trị, vũ trang, pháp lý; lấy đấu tranh chính trị làm cơ sở, đấu
tranh vũ trang làm hậu thuẫn, phát huy tác dụng pháp lý của Hiệp định”.
351