Page 374 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 374
Để hiểu đúng vai trò nhân tố mới của Thành phố Hồ Chí Minh
và vai trò tiên phong của Bí thư Thành ủy Võ Văn Kiệt, cần đặt
trong toàn cảnh công cuộc khai phá đổi mới trên cả nước từ năm
1979. Đó là cuộc khai mở rất cơ bản, và do đó đã phải vượt qua
những ngập ngừng do dự, thậm chí lùi bước.
Cuộc đổi mới được khai mở trong tình hình rất khó khăn, như
hiện tượng “cùng tắc biến”. Thật vậy, từ năm 1977 đến năm 1979,
việc triển khai Nghị quyết Đại hội IV vấp váp và tổn thất trên tất
cả các mặt công nghiệp hóa, cải tạo công thương nghiệp, hợp tác
hóa nông nghiệp, tổ chức lại sản xuất và cải tiến quản lý. Sản xuất
bị kìm hãm. Sản xuất và đời sống nhân dân đi xuống nhanh chóng,
nhất là ở phía Nam, buộc phải tìm giải pháp mới. Nghị quyết Hội
nghị lần thứ sáu của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IV
(1979) ra đời nhằm đáp ứng yêu cầu tháo gỡ cho sản xuất và đời
sống. Tầm quan trọng của nghị quyết này thể hiện trên hai mặt:
Trước hết, nghị quyết là nấc thang đầu tiên của việc đổi mới tư
duy kinh tế, thể hiện ở sự chấp nhận và có phần khuyến khích kinh
tế cá thể, kinh tế tư nhân và quan hệ thị trường tự do đến mức nhất
định, trong khi vẫn giữ quan điểm cơ bản và lâu dài là chế độ công
hữu và cơ chế kế hoạch tập trung trực tiếp. Sự chấp nhận đó có thể
coi là nấc thang mới, hơn nữa là bước đột phá trong đổi mới tư duy,
vì đã bắt đầu vượt qua hai điều tối kỵ trong mô hình kinh tế - xã hội
chủ nghĩa theo quan điểm chính thống từ trước đổi mới: chấp nhận
kinh tế tư hữu và quan hệ thị trường tự do. Nói cách khác, đã vi
phạm hai đặc trưng cơ bản của mô hình kinh tế - xã hội chủ nghĩa:
chế độ công hữu hoàn toàn và chế độ kế hoạch hóa trực tiếp.
Thứ hai, nghị quyết là bước đầu đổi mới đến mức có điều chỉnh
từ đường lối chính sách kinh tế, do đó đã trở thành cột mốc phân biệt
thời kỳ đổi mới từ năm 1979 với thời kỳ của những cuộc vận động cải
tiến quản lý kinh tế trước đó đặt trong khuôn khổ nghiêm ngặt của
đường lối chính sách cũ. Những sai lầm, thất bại trong cải tạo, hợp
372