Page 377 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 377
tạm thời, gắn với những nhận thức khác nhau về mô hình kinh tế -
xã hội chủ nghĩa và con đường xây dựng nền kinh tế ấy. Từ Hội
nghị Trung ương 6 khóa IV (8/1979) đến Đại hội V (3/1982), xu
hướng khai mở cơ cấu kinh tế hàng hóa nhiều thành phần và cơ chế
quản lý mới là xu hướng nổi bật. Nhưng sau Đại hội V, từ năm 1983,
trước những khó khăn về kinh tế - xã hội, đã nổi lên xu hướng quay
lại chính sách và cơ chế cũ. Hội nghị Trung ương 5 (12/1983) và Hội
nghị Trung ương 6 (7/1984) đánh giá nguyên nhân của tình hình
khó khăn do chậm chạp trong cải tạo xã hội chủ nghĩa và cải tạo
thị trường tự do; chủ trương đẩy mạnh cải tạo. Bước lùi đó làm cho
khủng hoảng kinh tế - xã hội càng nghiêm trọng. Nhà nước Trung
ương càng khó khăn bế tắc. Trong khi đó, một số địa phương và
doanh nghiệp nhà nước đã có kinh nghiệm thành công nổi bật trong
kinh doanh, mua bán thật sự theo giá cả thị trường; thoát khỏi nạn
“mua như cướp, bán như cho” và nghịch cảnh “mua không được,
bán không được” mà Nhà nước đang vấp phải. Trong bối cảnh đó, từ
năm 1985 lại nổi lên xu hướng thúc đẩy đổi mới khai mở mạnh mẽ
hơn cho cơ cấu kinh tế nhiều thành phần và thị trường tự do. Tiêu
biểu cho xu hướng mới là Hội nghị Trung ương 8 (6/1985). Trong
tình hình đó, việc nghiên cứu trù bị Văn kiện Đại hội VI, khởi đầu
từ năm 1984, đã qua hai bước: Bước đầu từ năm 1984 ở cấp các tổ
biên tập, cơ bản theo hướng của các nghị quyết Trung ương 5 và 6
khóa V như trên vừa nêu. Từ năm 1985, Bộ Chính trị và Ban Chấp
hành Trung ương đã có nhiều hội nghị bàn về chính sách kinh tế
theo xu hướng mới. Tháng 8/1986, Bộ Chính trị do Tổng Bí thư
Trường Chinh chủ trì, đã ra văn kiện kết luận về quan điểm kinh
tế, làm cơ sở biên tập dự thảo văn kiện, được Đại hội VI thông qua
thành quan điểm chính thống: phát triển nền kinh tế hàng hóa
nhiều thành phần như chiến lược lâu dài.
Đặt trong bối cảnh chung của công cuộc khai phá đổi mới từ
năm 1979, càng thấy rõ vai trò của các nhân tố mới trên thực tế là
375