Page 376 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 376

rộng áp dụng trên cả nước từ năm 1985 đến năm 1989. Hải Phòng

            với Bí thư Thành ủy Bùi Quang Tạo và Chủ tịch Đoàn Duy Thành
            đã thực hiện thành công cơ chế khoán mới trong hợp tác xã nông
            nghiệp, trực tiếp giúp Trung ương tổng kết và ban hành Chỉ thị 100
            thực thi khoán mới trên cả nước.

                Trong công cuộc xây dựng kinh tế ở nước ta, lần đầu tiên diễn ra
            tình hình chưa từng có, một phong trào quần chúng năng động phát
            triển sản xuất lưu thông: phong trào nông dân nhận khoán, phong
            trào phát huy tự chủ năng động của đơn vị cơ sở và địa phương với
            những điển hình làm ăn có hiệu quả nổi bật. Đây là một mặt. Mặt

            khác, sự bung ra của thị trường tự do với sự tham gia của tất cả các
            thành phần kinh tế, ngày càng lấn át đục khoét kinh tế quốc doanh
            và “thị trường có kế hoạch”. Hợp tác xã ngày càng rệu rã. Mặt trận
            giá, lương, tiền, phân phối lưu thông cực kỳ rối loạn, nóng bỏng.
            Nhà nước bị tổn thất lớn về của cải, ngày càng rơi vào thế gần như

            mất khả năng điều khiển.
                Trước thực trạng đó, đã diễn ra nhiều cuộc tranh luận cọ xát
            kéo dài và rất gay cấn về lý luận và chính sách kinh tế trên tất
            cả các vấn đề: cải tạo, sử dụng kinh tế tư hữu và thị trường tự do,
            khoán sản phẩm, hạch toán kinh doanh của đơn vị cơ sở, phân cấp

            quản lý kinh tế và kế hoạch hóa, cơ chế xử lý giá, lương, tiền...
            Nhìn một cách tổng quát, mọi cuộc tranh luận đều có thể quy vào
            vấn đề: không thể không chấp nhận cơ cấu kinh tế hàng hóa nhiều
            thành phần, nhưng từ đó liệu có còn “kinh tế - xã hội chủ nghĩa”?.

            Cụ thể là còn quốc doanh hợp tác xã và thị trường có tổ chức ngày
            càng mạnh lên không? hay tất yếu sẽ trượt dài sang cơ chế thị
            trường mà lúc đó được coi như là một nguy cơ làm mất chủ nghĩa
            xã hội?
                Trong cuộc tranh luận kéo dài đó, có hai xu hướng trái ngược

            nhau: xu hướng chấp nhận kinh tế hàng hóa nhiều thành phần như
            chiến lược lâu dài và xu hướng chấp nhận như bước lùi sách lược

            374
   371   372   373   374   375   376   377   378   379   380   381