Page 418 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 418
một người mà anh rất quý mến. Anh vừa vào tới phòng họp, thì ngồi
xuống ghế và nói: “Nhớ cụ Bình!”.
Rồi anh bắt đầu kể lại cho chúng tôi nghe những khó khăn mà
anh phải đối phó, khi còn là lãnh đạo ở Thành phố Hồ Chí Minh. Đó
là thời bao cấp. Anh nói: “Hồi ấy Nhà nước cái gì cũng muốn nắm với
bắt, nhưng có cái gì đâu mà nắm với bắt! Kỳ cục! Tôi phải chạy tới
chạy lui ra ngoại thành, đi về các tỉnh miền Tây, để chạy gạo, chạy
thịt cho dân. Người ta gọi tôi là “Chủ tịch heo”! Thủ tướng Chính
phủ Phạm Văn Đồng vào Thành phố hỏi: “Chủ tịch đâu?”, người ta
trả lời: “Đi chạy gạo!”. Với chủ trương duy ý chí, người ta bắt dân Củ
Chi bỏ trồng màu để trồng lúa. Nhưng lúa nào mọc lên được ở đây.
Tôi hỏi dân có muốn trồng màu trở lại không? Họ nói: “Nếu được vậy
thì hoan hô Chủ tịch!”.
Anh nói tiếp: “Hồi Đại hội I của Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt
Nam, các anh có biết không, Ủy ban Kế hoạch Nhà nước phải lo thu
mua một triệu lá dong để gói bánh chưng, kỳ cục!”.
Sáng kiến “phá rào” đi tiên phong mở đường cho công cuộc đổi
mới khởi đầu rất khiêm tốn như chạy gạo, chạy thịt cho nhân dân
thành phố là như vậy, chẳng có tính cách lý thuyết hay thuộc một
ý thức hệ nào, tả khuynh hay hữu khuynh. Đối với anh Sáu, vấn đề
hết sức thực tế. Có lần anh tâm sự: “Hồi bắt đầu đi làm cách mạng,
thực sự tôi cũng chẳng biết chủ nghĩa cộng sản là gì, chỉ vì thích
đánh Tây mà đi thôi!”.
Công cuộc đổi mới bắt đầu từ cái nhìn thực tế của đôi mắt dám
nhìn vào sự thật, và nhất là với một khối óc thực tiễn, nhưng với một
trái tim nóng bỏng tình yêu dân. Chính vì thế mà trong suốt cả cuộc
đời, dù bận rộn với công việc của một Chủ tịch hay Bí thư Thành ủy,
rồi Thủ tướng Chính phủ, anh vẫn để ra rất nhiều thì giờ đi tới đi
lui, gặp gỡ mọi tầng lớp nhân dân, kể cả những người bị thất sủng,
và những người bị giam giữ vì nhiều tội danh.
416