Page 420 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 420
Anh là người dám có sáng kiến, dám nói, dám làm, và dám làm
cho bằng được, cũng như sẵn sàng chịu trách nhiệm. Điều này các
nhà lãnh đạo, đồng chí, những người hoạt động cách mạng và công
tác cùng thời với anh, cũng đã đồng loạt nói lên trước linh cữu của
anh. Hôm đến với anh em báo Công giáo và dân tộc, anh cũng tâm
sự với chúng tôi về điều đó: “Lúc đầu khi nghe tôi nói về những cải
tổ kinh tế, bắt đầu bằng việc khoán sản phẩm, xóa bỏ những hợp tác
xã, những xí nghiệp lỗ lãi, v.v. bãi bỏ việc ngăn sông cấm chợ, v.v.
thì nhiều đồng chí lo ngại: vậy thì còn gì là “chủ nghĩa xã hội?”.
Nhưng tôi nói: “Cứ để tôi làm, sau ba năm mà thất bại thì cứ đuổi
tôi về vườn!”. Nhưng sau khi thấy tôi làm được, thì các cụ bảo rằng:
ừ, thấy cũng được!”.
Mới đây, tôi đọc được trong một bài báo nào đó kể lại rằng, khi
còn hoạt động ở địa phương, đã có lần được hỏi nếu cần phải phá rào
để cứu dân khỏi đói, khỏi khổ, thì ông chọn phải mất chức hay để
dân phải đói, phải khổ? Ông trả lời ngay: “Thà chịu mất chức, chứ
không chịu để dân đói khổ”.
Đã là người của dân, thì lẽ dĩ nhiên chỉ biết sống cho dân. Mà
dân ở đây là mọi người, chứ không chỉ là người cộng sản, người cách
mạng, hoặc cứ phải là người tiến bộ. Người ta đã nói nhiều đến lòng
bao dung và tinh thần hòa giải, hòa hợp dân tộc của anh. Sau khi
anh qua đời, nhiều người trong và ngoài nước, đặc biệt là những
người thuộc chế độ cũ, kể cả những người vẫn còn đầu óc “chống
cộng”, cũng nhìn nhận anh Sáu là người như vậy, đến nỗi có người
Việt kiều trí thức thuộc chế độ cũ than rằng: mai ngày nếu về Việt
Nam không biết còn gặp được ai để có thể đối thoại bình đẳng! Vì thế
mà nhà thơ Việt Phương đã khóc anh mà nói:
Người có biết đời cần người đến thế
Đời cần người lúc này bao xiết kể
Người đừng đi, đừng đi, đừng đi...
418