Page 423 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 423
giờ cũng có hình ảnh, tiếng nói của người dân đủ mọi tầng lớp mà
ông luôn tìm dịp gần gũi và luôn thực sự lắng nghe. Nghe dân, dù
họ đang ở hoàn cảnh nào, vị thế nào, với ông đó là cách tốt nhất để
hiểu con người, để nắm bắt được thực tế cuộc sống và từ đó đưa ra
được những kiến giải thiết thực, cụ thể. Nghe dân, ở ông Sáu là cái
cách nghe trực tiếp, nghe chăm chú, nghe để học hỏi, để đối chiếu và
đối thoại. Tuyệt nhiên không phải cái cách nghe cho có lệ, nghe qua
người khác và tin theo đó không cần qua kiểm chứng.
Hồi công trình thủy điện Trị An đang thi công, ông Sáu là Ủy
viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy. Chạy gạo cho dân thành phố,
tìm cách giữ chân các chuyên gia giỏi của chế độ cũ để họ không
vượt biên, lo nguồn thuốc chữa bệnh cho dân... Công việc chồng chất
như chực xô ngã người cầm trịch. Vậy mà cứ cách tuần ông lại chạy
lên Trị An. Lái xe cho ông hồi đó là anh Minh còn nhớ rõ, cứ 5 giờ
chiều từ Sài Gòn đi, tối làm việc và nghỉ đêm ngay tại công trường,
4 giờ sáng hôm sau khởi hành về. Không phải ông đi kiểm tra. Thiếu
tướng Trần Văn Danh, Ba Trần - người ông chọn làm tổng chỉ huy
xây dựng thủy điện Trị An đã cho ông niềm tin rất lớn về công tác
điều hành. Ông đi Trị An thường là vì ông muốn trực tiếp động viên
tập thể kỹ sư, công nhân làm việc tại đây. Lý do khác, quan trọng
hơn, ông muốn trực tiếp nghe anh em nhận xét, góp ý thêm cho công
tác quản lý. Bởi vì ông biết chắc, một công trình thủy điện lớn lần
đầu tiên triển khai thực hiện ở miền Nam sau ngày giải phóng dù
quản lý kỹ đến đâu cũng khó bao quát hết. Nhờ những chuyến đi
như thế, rất nhiều chi tiết công việc đã được điều chỉnh kịp thời, bảo
đảm hoàn thành công trình về tiến độ lẫn chất lượng và, thật khác
với hiện nay, không có hiện tượng thanh toán gian lận, “rút ruột”
công trình.
Một câu chuyện khác. Khoảng năm 1978-1979, ông Sáu đã từng
ngồi sau một bức màn ngăn cách giữa hai phòng ở báo Tuổi trẻ (trụ
sở lúc đó còn ở 12 Duy Tân) để nghe các ca sĩ nói với các nhà báo về
421