Page 511 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 511
chục năm từ đầu năm 1983 sau khi anh ra Hà Nội nhận nhiệm vụ
Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng kiêm Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch
Nhà nước cho đến nay.
Chương trình Tây Nguyên
Vào một ngày đầu năm 1983, theo yêu cầu của Phủ Chủ tịch
Hội đồng Bộ trưởng, Viện Khoa học Việt Nam cử anh Nguyễn Văn
Chiển, Chủ nhiệm Chương trình Tây Nguyên lên báo cáo với đồng
chí Võ Văn Kiệt - anh Sáu về Chương trình Tây Nguyên. Sau đó
anh đến Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước làm việc với anh
Đặng Hữu và triệu tập tôi đến dự. Trong buổi làm việc đó, anh giao
nhiệm vụ cho anh Đặng Hữu và tôi phối hợp tổ chức, tiếp tục nghiên
cứu sâu hơn về Tây Nguyên, chú trọng các nội dung thiết thực để
có được những kiến nghị cụ thể với Chính phủ về chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên. Chương trình Tây Nguyên
giai đoạn II được mở rộng, thu hút sự tham gia của cán bộ khoa học
thuộc nhiều ngành: công nghiệp, lâm nghiệp, khí tượng thủy văn,
địa chất, địa lý, sinh học, khoa học xã hội và nhân văn. Một số năm
sau tại Hội nghị về Phát triển kinh tế - xã hội Tây Nguyên tại Buôn
Ma Thuột do anh chủ trì trên cương vị người đứng đầu Chính phủ,
có anh Phan Văn Khải và anh Trần Đức Lương tham dự, tôi được
giao nhiệm vụ thay mặt Viện Khoa học Việt Nam báo cáo cơ sở khoa
học của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội Tây Nguyên. Thay
mặt Chính phủ tổng kết hội nghị, anh Trần Đức Lương phát biểu ý
kiến khẳng định lại những kết luận chủ yếu của Chương trình Tây
Nguyên về tài nguyên giàu có của Tây Nguyên, về các thế mạnh của
Tây Nguyên cần được phát huy và các kiến nghị của các nhà khoa
học do tôi trình bày. Chính là nhờ có kết luận của anh Trần Đức
Lương nên các kiến nghị của các nhà khoa học đã được tiếp thu và
đã phát huy tác dụng trong thời gian khoảng 10 năm. Sau này, các
đồng chí lãnh đạo mới của một số bộ và của các tỉnh Tây Nguyên
509