Page 512 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 512
vì không biết các kiến nghị đó nên đã vấp phải một số sai lầm như
mở rộng diện tích trồng cà phê vượt quá mức cho phép mà không
thay đổi cách tưới nước như các nhà khoa học đã khuyến nghị, dẫn
đến tình trạng thiếu nước tưới cà phê, như xây dựng các công trình
thủy lợi mà không chú ý tính chất làm thoát nước của đất bazan nên
nhiều hồ chứa nước đã bị cạn nước ngay từ đầu mùa khô.
Khai hoang Đồng Tháp Mười
Khi miền Nam mới được giải phóng, trên phần lớn diện tích Đồng
Tháp Mười người dân không trồng lúa mà chỉ chèo thuyền đi gặt
lúa nổi, vì trên đất phèn giống lúa thâm canh cho năng suất cao ở
các vùng khác nhưng trong nước không mọc được. Vào khoảng năm
1986-1987, để đáp ứng nguyện vọng của nhân dân và lãnh đạo các
tỉnh vùng Đồng Tháp Mười cũng như nhằm góp phần giải quyết khó
khăn về lương thực của đất nước, anh Sáu quyết định khai hoang
Đồng Tháp Mười. Anh huy động lực lượng khoa học ở Thành phố Hồ
Chí Minh tham gia. Anh gọi tôi đến gặp và giao cho tôi nhiệm vụ động
viên các cán bộ khoa học của Viện Khoa học Việt Nam có thể nghiên
cứu các vấn đề liên quan đến Đồng Tháp Mười hãy về Đồng Tháp
Mười tham gia khai hoang bằng trí tuệ khoa học của mình.
Hằng năm, anh thường xuyên về họp với lãnh đạo các tỉnh đồng
bằng sông Cửu Long, mỗi lần ở một địa phương, có lúc ở tỉnh, có lúc
ở huyện, có lần đi ôtô, có lần đi máy bay trực thăng từ Thành phố
Hồ Chí Minh, lần nào anh cũng gọi tôi cùng đi để biết các yêu cầu
của các địa phương và từ đó tìm ra các vấn đề cần giải quyết. Trung
tâm Địa học do anh Hồ Chín làm Giám đốc được Viện Khoa học Việt
Nam giao nhiệm vụ chủ trì hướng nghiên cứu phục vụ khai hoang
Đồng Tháp Mười. Mỗi lần đi theo anh, tôi đều mời anh Hồ Chín đi
cùng. Qua các lần gặp gỡ trong các cuộc họp đó, các cán bộ khoa học
chúng tôi có dịp làm quen với các đồng chí lãnh đạo các tỉnh Đồng
Tháp Mười, được các đồng chí tin tưởng và cộng tác chặt chẽ.
510