Page 514 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 514
không được sự tham gia cùng làm “thí nghiệm” trên đồng ruộng của
lãnh đạo và nông dân các địa phương thì không thể có thành tích
rất đáng tự hào đó của giới khoa học Việt Nam. Đó là bài học quý
giá mà tôi đã học được qua những năm tháng theo anh đi về đồng
bằng sông Cửu Long.
Chung sống với lũ
Cuối năm 1995, theo đề xuất của anh Hồ Chín, tôi tổ chức Hội
nghị khoa học về tài nguyên nước đồng bằng sông Cửu Long tại
Cao Lãnh. Trước đó ít ngày, tôi được Anh Sáu gọi đi dự Hội nghị các
tỉnh miền Trung triển khai Chương trình nước sạch và vệ sinh môi
trường nông thôn do anh chủ trì, tổ chức tại Quy Nhơn. Nhân dịp đó
tôi được dự kỷ niệm sinh nhật anh tại Quy Nhơn. Khi đến chào anh
để đi vào Cao Lãnh sau khi kết thúc hội nghị ở Quy Nhơn, tôi báo
cáo để anh biết về nội dung hội nghị sắp tới ở Cao Lãnh và biếu anh
tuyển tập các báo cáo đã được gửi đến Ban Tổ chức để lúc nào có thời
gian thì anh đọc. Trên trang đầu tiên của tuyển tập in chương trình
hội nghị. Thật là bất ngờ đối với tôi khi chuẩn bị để ngày mai khai
mạc hội nghị, thì tối nay được Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp
báo cho biết là sáng sớm mai anh đi trực thăng từ Thành phố Hồ
Chí Minh về Cao Lãnh dự hội nghị. Tôi nghĩ rằng anh rất bận nên
không dám mời anh mà chỉ dự định sau hội nghị sẽ báo cáo kết quả
với anh, không ngờ anh lại dành thời gian đến nghe trực tiếp các báo
cáo và các cuộc tranh luận sôi nổi giữa các nhà khoa học. Cuối buổi
sáng hôm ấy, anh phát biểu ý kiến. Anh đồng ý với các nhà khoa
học đề xuất ý kiến coi lũ ở đồng bằng sông Cửu Long cũng là một
tài nguyên. Anh giao nhiệm vụ cho các nhà khoa học nghiên cứu đề
xuất các giải pháp ngăn chặn các tác dụng có hại của lũ nhưng vẫn
đảm bảo phát huy các mặt có lợi của lũ. Anh cho rằng nếu trong một
năm có khoảng hai tháng ngừng sản xuất lúa, cho đất nghỉ ngơi và
được bồi dưỡng bằng phù sa do lũ mang về, đánh bắt cá từ Biển Hồ
512