Page 516 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 516

triệt để thì đồng bằng sông Cửu Long sẽ không còn phì nhiêu nữa

            vì không có phù sa, sâu bọ và chuột sẽ tăng lên vì hằng năm không
            bị nước cuốn trôi ra biển, nguồn lợi từ Biển Hồ trôi về cũng mất nốt.
            Chống lũ triệt để được mặt này thì mất mặt kia, đó là chưa nói rằng
            lấy đâu ra mấy chục ngàn tỷ đồng để làm các công trình đó. Gần
            cuối buổi sáng hôm đó trong lời phát biểu của mình, anh Sáu lại nêu
            ra ý tưởng phải chung sống với lũ. Sau khi nghe ý kiến anh, anh

            Nguyễn Ngọc Trân xin phát biểu ý kiến và báo cáo với hội nghị rằng
            ngoài phương án chống lũ triệt để vừa được trình bày mà nhiều đại
            biểu không tán thành còn một phương án nữa theo phương châm
            “sống chung với lũ” đang được anh Nguyễn Sinh Huy nghiên cứu.
            Anh Trân đề nghị anh Sáu cho mời anh Huy đến trình bày. Anh Sáu
            giao nhiệm vụ cho tôi trưa hôm ấy phải đi tìm anh Huy và mời đến
            trình bày phương án của mình. Tôi đã tìm được anh Huy, và phương
            án của anh Huy với tư tưởng chủ đạo là phải tìm đường cho lũ từ
            Campuchia tràn sang thoát nhanh ra biển mà không đi qua Tứ giác

            Long Xuyên và Đồng Tháp Mười, hạ mức nước lũ xuống để không
            làm ngập các khu dân cư mà chỉ ngập đồng ruộng sau khi dân đã
            thu hoạch xong vụ hè thu, được hoan nghênh. Sau hội nghị, về Hà
            Nội, anh Sáu ký công văn giao nhiệm vụ trực tiếp cho tôi tập hợp
            các nhà khoa học các bộ, ngành có liên quan nghiên cứu đề xuất
            phương án điều khiển lũ ở Tứ giác Long Xuyên và Đồng Tháp Mười.

            Mặc dù không phải là người có chuyên môn thủy lợi, tôi cố gắng làm
            tròn nhiệm vụ triệu tập viên các cuộc họp chuyên gia nhiều ngành,
            tổ chức cho mọi người tranh luận đến cùng về các vấn đề có ý kiến
            khác nhau, ghi các kết luận được mọi người nhất trí và báo cáo lên
            Chính phủ và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Qua một
            đợt thảo luận, mọi người đồng ý tập trung giải quyết Tứ giác Long
            Xuyên trước, làm xong sẽ quay sang Đồng Tháp Mười. Để có thể
            tính toán bề rộng và độ sâu các kênh thoát lũ, cần có số liệu về lưu

            lượng lũ từ Campuchia tràn vào. Đài Khí tượng thủy văn Nam Bộ
            chưa có đủ số liệu, phải tranh thủ đo ngay trong mùa lũ năm 1996,

            514
   511   512   513   514   515   516   517   518   519   520   521