Page 513 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 513

Trong hoàn cảnh rất khó khăn về ngân sách thời kỳ đó, tôi đã

            vận động đại diện FAO ở Việt Nam giúp đỡ về thiết bị để xây dựng
            hai trạm nghiên cứu tổng hợp ở Mộc Hóa và Mỹ An (sau này đã bàn
            giao cho hai tỉnh Long An và Đồng Tháp). Tôi vẫn còn nhớ những
            buổi thảo luận sôi nổi giữa các cán bộ của Viện Khoa học Việt Nam
            và của Bộ Nông nghiệp về vấn đề làm thế nào để trồng lúa thâm
            canh ở Đồng Tháp Mười, thực hiện bằng được ý tưởng của đồng chí

            Võ Văn Kiệt. Có hai hướng: Một là, tìm ra các giống lúa chịu phèn để
            trồng trên đất phèn. Hai là, tìm cách cải tạo đất phèn trên các diện
            tích có thể cải tạo. Cả hai hướng đều đúng. Các anh bên Bộ Nông
            nghiệp có nhiều kinh nghiệm trồng lúa đi theo hướng thứ nhất, là
            nhà địa chất học anh Hồ Chín đi theo hướng thứ hai. Đầu tiên anh
            Hồ Chín nghiên cứu nguồn gốc địa chất của đất phèn ở Đồng Tháp
            Mười và phát hiện ra rằng có nhiều diện tích chỉ có một lớp đất phèn
            mỏng, ở dưới sâu một chút là đất phù sa cổ, đất phèn ở trên mặt
            nước là do nước lũ đưa đến từ các vùng khác có lớp đất phèn sâu. Ở

            những nơi có lớp đất phèn sâu thì không cải tạo được, phải giữ cho
            ngập nước để ém phèn xuống và trồng tràm, còn ở những nơi chỉ có
            lớp đất phèn mỏng thì theo đề xuất của anh Hồ Chín chỉ cần dùng
            nước sông Tiền rửa trôi đi rồi đắp bờ ngăn không cho đất phèn từ các
            vùng khác tràn đến là trồng được lúa thâm canh. Lãnh đạo các địa
            phương đã huy động nhân dân đào kênh, đắp bờ làm “thí nghiệm” về

            việc rửa lớp đất phèn bằng nước sông Tiền. “Thí nghiệm” đã thành
            công. Trung tâm Địa học tập trung lực lượng nghiên cứu tìm ra các
            diện tích có thể rửa phèn để trồng lúa thâm canh trên toàn vùng
            Đồng Tháp Mười. Trong lễ tổng kết 10 năm khai hoang Đồng Tháp
            Mười do anh Sáu chủ trì tại Cao Lãnh, Trung tâm Khoa học Tự
            nhiên và Công nghệ quốc gia được phân công dự thảo báo cáo tổng
            kết về cơ sở khoa học của kế hoạch khai hoang Đồng Tháp Mười, anh
            Hồ Chín được Nhà nước tặng Huân chương Lao động hạng Nhất.

            Thật là một niềm vui lớn của giới khoa học Việt Nam. Nếu không
            có sự giao nhiệm vụ cụ thể và đôn đốc thường xuyên của anh Sáu,

                                                                             511
   508   509   510   511   512   513   514   515   516   517   518