Page 521 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 521
các hợp chất thiên nhiên trong Viện Khoa học Việt Nam thiết lập
đã được chọn để sản xuất artemisinin. Dự án thành công góp phần
dập tắt dịch sốt rét ở nước ta thời kỳ đó. Tập thể cán bộ lãnh đạo và
cán bộ khoa học tham gia thực hiện dự án được tặng Giải thưởng
Hồ Chí Minh năm 2000. Nếu không có quyết định sáng suốt của anh
về việc đáng lẽ dùng tiền để nhập thuốc thì thay nhập thuốc bằng
việc đầu tư dây chuyền sản xuất theo công nghệ do các nhà khoa học
Việt Nam thiết lập, thì làm sao có thể sản xuất được artemisinin ở
Việt Nam trên quy mô công nghiệp, làm sao có thể dập tắt được
bệnh sốt rét vào thời kỳ đó mà không quá tốn kém, và lại còn xuất
khẩu thuốc sốt rét sang Inđônêxia nữa.
Hai kinh nghiệm
Qua bốn sự kiện lớn vừa trình bày ở trên tôi rút ra hai kinh
nghiệm quý:
1. Muốn làm cho khoa học - công nghệ có đóng góp thiết thực và
đáng kể cho sự phát triển của đất nước, giới khoa học và đặc biệt là
người lãnh đạo khoa học phải đi vào thực tiễn, tìm ra các vấn đề lớn,
có tác dụng lớn hoặc được Chính phủ giao cho những nhiệm vụ lớn
có mục tiêu cụ thể, nếu hoàn thành sẽ có đóng góp lớn. Trong quá
trình thực hiện nhất thiết phải được thủ tướng hoặc phó thủ tướng
quan tâm kịp thời giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quá trình
thực hiện.
2. Tất cả các công trình có ý nghĩa lớn, có tác dụng lớn đối với
quốc kế dân sinh thường đều là những vấn đề đòi hỏi có một đội
ngũ cán bộ đồng bộ thuộc nhiều ngành cùng tham gia thực hiện.
Phải có tổ chức tốt để huy động tất cả đội ngũ đó tham gia, phải
có người lãnh đạo rất công tâm và đoàn kết được mọi người tham
gia công việc. Phải tập trung các nguồn lực để đáp ứng kịp thời
các yêu cầu của công việc. Phải có sự quan tâm của người có quyền
hạn cao (thủ tướng, phó thủ tướng trong trường hợp công trình của
519