Page 518 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 518
các cơ quan Trung ương lẫn các đồng chí lãnh đạo và cán bộ khoa
học của địa phương. Trước đó mọi người đã thảo luận kỹ với nhau
về từng công trình cho nên đã nhanh chóng thể hiện sự nhất trí với
Thủ tướng. Ít lâu sau tôi được đi cùng anh Sáu dự lễ khởi công nạo
vét và đắp bờ nam kênh Vĩnh Tế. Mùa lũ năm ấy toàn bộ hệ thống
thoát lũ Tứ giác Long Xuyên qua biển Tây được đưa vào hoạt động.
Các con kênh thoát lũ ra biển đồng thời lại dẫn nước mặn từ
ngoài biển vào đồng ruộng trong mùa khô. Để ngăn chặn tác hại ấy
phải làm cống ngăn mặn, mùa lũ thì mở cống cho nước thoát ra biển,
cuối mùa lũ đóng cống, biến kênh thành hồ chứa nước dùng cho sản
xuất trong mùa khô, đồng thời ngăn nước mặn. Theo đề xuất của các
nhà khoa học thủy lợi, tôi đề nghị anh Sáu cho xây cống ngăn mặn
trên tất cả các con kênh mới đào. Các đồng chí lãnh đạo tỉnh Kiên
Giang tranh thủ đề nghị anh cho làm cống ở các kênh đào từ trước
nhưng chưa có kinh phí xây cống. Thế là hàng loạt công trình cống
ngăn mặn trên các con kênh ra biển của tỉnh Kiên Giang đã được
xây dựng.
Ngoài các tác dụng thoát lũ thật là tuyệt vời của kênh T5 chảy
từ kênh Vĩnh Tế qua vùng đất phèn và thiếu nước của tỉnh Kiên
Giang ra biển Tây, nước lũ từ kênh T5 lại rửa phèn trên một vùng
đất rộng lớn của tỉnh Kiên Giang, biến diện tích này từ một vùng
hoang hóa và chỉ có thể trồng bạch đàn trở thành một vùng sản
xuất lúa.
Đã 9 năm trôi qua, 9 năm hoạt động nhịp nhàng của hệ thống
công trình điều khiển lũ ở Tứ giác Long Xuyên: Bơm nước vào hai
đập cao su Tha La và Trà Sư ngăn lũ đầu vụ để cho nhân dân thu
hoạch xong vụ hè thu. Dồn toàn bộ nước lũ từ Campuchia tràn về
sang phía tây cầu cạn trên đường Xuân Tô - Tà Keo, chảy theo kênh
Vĩnh Tế, dồn vào kênh T5 ra biển Tây. Lúc ấy Tứ giác Long Xuyên
là một vùng khô ráo, có khả năng tiếp nhận một lượng nước lớn. Thu
hoạch xong, nước lũ từ Campuchia tràn về dâng cao, kênh Vĩnh Tế
và kênh T5 không thoát được hết thì làm xẹp hai đập cao su Tha La
516