Page 522 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 522
Nhà nước hoặc chủ doanh nghiệp trong trường hợp công trình phục
vụ sản xuất của doanh nghiệp) để đưa kết quả khoa học công nghệ
vào thực tiễn.
Đối chiếu với bài học Liên Xô
Tôi có may mắn được Nhà nước cử sang Liên Xô đào tạo năm
1960, vào thời kỳ hưng thịnh nhất của nền khoa học Xôviết, được là
học trò của một số nhà bác học Liên Xô đã từng tham gia xây dựng
nền khoa học hàng đầu thế giới từ những năm đầu tiên khi Liên Xô
bắt đầu kiến thiết đất nước sau Cách mạng Tháng Mười và kết thúc
nội chiến. Lúc ấy Liên Xô bị các nước đế quốc bao vây kinh tế nên
không thể nhập khẩu được thiết bị và công nghệ tiên tiến từ các
nước phương Tây, cái gì cũng phải tự làm. V.I. Lênin đề xuất tập
trung lực lượng trong toàn Liên bang thực hiện một chương trình
khoa học - kỹ thuật - kinh tế là chương trình Điện khí hóa toàn
quốc. Để có đủ tiềm lực khoa học, chính quyền Xôviết một mặt củng
cố các viện khoa học đã có từ thời Nga hoàng trong Viện Hàn lâm
khoa học, mặt khác lập các viện nghiên cứu mới, phân công nhiệm
vụ rõ ràng cho từng viện để thực hiện điện khí hóa như là tư lệnh
mặt trận điều hành các binh chủng hợp đồng tác chiến trong một
trận đánh lớn. Thắng lợi của chương trình điện khí hóa thúc đẩy sự
tiến triển của nhiều lĩnh vực khoa học và kinh tế.
Điện khí hóa thành công, Liên Xô bắt đầu tập trung lực lượng
phát triển luyện kim, chẳng bao lâu trở thành cường quốc đứng đầu
thế giới về sản xuất thép.
Có điện, có thép là có cơ sở để xây dựng tiềm lực quân sự hiện
đại. Lúc ấy Xiôncốpxki công bố các công trình nghiên cứu chứng
minh khả năng đưa các vật thể vào vũ trụ. Các công trình đó đã
thôi thúc các nhà lãnh đạo khoa học Liên Xô tập trung lực lượng
nghiên cứu chế tạo tên lửa. Chính nhờ có sự nghiên cứu tên lửa
từ trước chiến tranh cho nên vào những năm cuối Chiến tranh
520