Page 523 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 523

thế giới thứ hai, tên lửa Cachiusa của Liên Xô đã áp đảo tuyệt đối

            pháo binh của Đức.
                Sau khi chiến thắng chủ nghĩa phát xít, Nhà nước Liên Xô giao
            nhiệm vụ cho các nhà khoa học phải dẫn đầu công cuộc chinh phục
            vũ trụ trên thế giới và tạo mọi điều kiện cho các nhà khoa học thực
            hiện nhiệm vụ đó. Kết quả là Liên Xô phóng vệ tinh nhân tạo đầu
            tiên trên thế giới, lần đầu tiên phóng tàu vũ trụ đưa phi công vũ trụ
            bay vòng quanh trái đất.

                Và còn nhiều thí dụ khác nữa như việc thành lập Viện Nghiên
            cứu kỹ thuật hàn trong thời gian Chiến tranh thế giới thứ hai để
            tăng nhanh sản lượng xe tăng. Kết quả là xe tăng Liên Xô cũng từ
            yếu hơn trở thành mạnh hơn áp đảo xe tăng của Đức sau một thời
            gian ngắn, hoặc như việc Liên Xô xây dựng thành công nhà máy
            điện nguyên tử đầu tiên trên thế giới.
                Có được thành tựu khoa học đó là nhờ hai yếu tố chính: một là
            Nhà nước đề ra mục tiêu rõ ràng và tạo mọi điều kiện để thực hiện,

            hai là, với mỗi nhiệm vụ có một lực lượng đồng bộ các nhà khoa học
            thuộc nhiều lĩnh vực chuyên môn hoạt động tập trung theo một kế
            hoạch chung dưới sự điều hành của một nhà khoa học trình độ cao,
            đồng thời là một nhà tổ chức khoa học tài năng.
                Hai kinh nghiệm của thời kỳ tôi được anh Sáu dìu dắt mà tôi
            trình bày ở trên hoàn toàn trùng hợp với bài học mà tôi đã học được

            ở các nhà tổ chức khoa học Liên Xô.




















                                                                             521
   518   519   520   521   522   523   524   525   526   527   528