Page 536 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 536
của Chính phủ hồi đó), tôi có mấy lần viết thư kiến nghị với ông một
số điều về giáo dục - đào tạo và về trí thức nói chung.
Tháng 6/1993, Thủ tướng Võ Văn Kiệt chính thức sang thăm
nước Pháp. Cũng lại có một buổi gặp gỡ Việt kiều tổ chức tại sứ
quán, nhưng lần này là buổi gặp gỡ đông người. Tôi đoán rằng gặp
ông có một lần 9 năm trước đó, lại trong một tình huống đặc biệt
như vậy, chắc ông không nhớ tôi là ai, dù tôi đã mấy lần gửi thư
kiến nghị. Khi buổi nói chuyện chấm dứt, mọi người xúm lại chung
quanh ông để chào hỏi, tôi nghĩ bụng: với cảnh này thì mình cũng
chẳng có thể len vào mà nhắc lại các thư kiến nghị. Vì thế nên tôi
tính lẳng lặng ra về. Ra đến cửa phòng, gặp một chị bạn hỏi thăm,
tôi đứng lại nói chuyện với chị. Vài phút sau, Thủ tướng ra về, tới
cửa phòng, ông nhã nhặn bắt tay chào từng người, đến lượt tôi, tôi
nói: “Tôi là Bùi Trọng Liễu”; ông chợt nhớ ra, khoác tay tôi, nói: “Tôi
có nhận được thư anh; ý kiến của anh, trong nước sẽ chú ý; anh có
thể tiếp tục viết thư...”. Tôi ngạc nhiên về trí nhớ của ông; tôi cũng
không nghĩ rằng đó lời xã giao, bởi vì tôi không phải là người có dịp
gần gũi ông, nếu ông nói tới thư tôi kiến nghị nghĩa là ông có thực
sự quan tâm.
Trong khuôn khổ giới hạn của bài viết này, vả lại với thời gian
(nhiều lần máy vi tính của tôi bị thay đổi), tôi đã mất đi nhiều tài
liệu, chỉ còn giữ được hai bức thư kiến nghị, cùng một loại nội dung,
mà tôi muốn nhắc lại đây như một lời chứng cá nhân về sự quan tâm
của ông đến việc chấn hưng giáo dục đại học.
Vào khoảng cuối năm 1993, khi nghe tin đồn là ông có ý quyết
định thành lập hai đại học quốc gia, tôi có viết một thư đề ngày
29/11/1993 gửi ông, và nhờ một quan chức cao cấp cầm về trao tận
tay ông. Nội dung của kiến nghị của tôi là nếu việc thành lập đại
học quốc gia được coi là cần thiết, thì nên nhân dịp đó, có một sự
sàng lọc lại nhân sự, đặc biệt là cán bộ giảng dạy, có đủ tiêu chuẩn
thì hãy đưa vào đại học quốc gia, nếu không thì cứ để họ ở cơ sở cũ,
534