Page 537 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 537

và tôi tỏ ý dè dặt trước khả năng gộp toàn bộ và nguyên xi một số

            trường sẵn có vào đại học quốc gia này. Tôi được biết là thư tôi gửi
            đã tới ông trước ngày ông ký quyết định thành lập Đại học Quốc gia
            Hà Nội (10/12/1993). Trên thực tế, diễn biến sau đó là: Đại học Quốc
            gia Hà Nội được thành lập theo Nghị định số 97/CP ngày 10/12/1993
            của Chính phủ trên cơ sở tổ chức, sắp xếp lại ba trường đại học lớn
            ở Hà Nội: Đại học Tổng hợp Hà Nội, Đại học Sư phạm Hà Nội I và
            Đại học Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội, và sau đó chính thức bước vào

            hoạt động theo Quy chế do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày
            5/9/1994. Rồi tiếp theo đó, về sự thành lập Đại học Quốc gia Thành
            phố Hồ Chí Minh với tám trường đại học thành viên (chính thức ra
            mắt vào ngày 6/2/1996), ngày 2/9/1995, tôi lại có thư gửi kiểu nói
            trên tới Thủ tướng Võ Văn Kiệt, nhắc lại những kiến nghị của tôi
            hai năm trước đó. Sau này, có trường nhập vào rồi sau đó lại tách
            ra, cũng như việc sàng lọc nhà giáo “không được thực hiện” hay là
            “không thực hiện được”, khỏi cần nhắc lại.

                Là một nhà khoa học định cư ở nước ngoài, tôi nghĩ kiến nghị
            là phần của tôi, còn sự quyết định là ở các nhà lãnh đạo. Nhưng tôi
            cũng rất hiểu là nhà chính trị khi lãnh đạo, bất cứ ở thể chế nào,
            dù có tư tưởng muốn đổi mới như ông Kiệt, cũng có những ràng
            buộc và không thể chỉ quyết định một mình. Trong những năm mà
            vấn đề cải cách về kinh tế là chuyện sống còn của đất nước, ưu tiên

            tất nhiên dành ở lĩnh vực đó. Vả lại, có lẽ do sức ỳ vốn có ở một số
            đông cán bộ, việc chấn hưng giáo dục gặp khó khăn thuở đó cũng
            là điều dễ hiểu. Tôi chỉ muốn giữ lại ý tưởng “thoáng” của ông Kiệt
            nhân ngày giỗ đầu ông, mà tôi mong mỏi được duy trì. Bởi vì hiển
            nhiên, không thể phát triển kinh tế bền vững mà không có nhân sự
            có “tâm” và có “tầm”. Đó là ý tôi muốn phát biểu trong bài viết này.










                                                                             535
   532   533   534   535   536   537   538   539   540   541   542