Page 539 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 539
có con mắt của trí thức để không đánh mất khả năng tự phê phán,
để biết tự mình khai phóng, tự mình đổi mới, tự mình phát triển, tự
mình mở cửa cho tiến bộ - để trật tự và ổn định không đồng nghĩa
với bất biến, ù lỳ.
Trong ý nghĩa đó, và để tưởng niệm Thủ tướng Võ Văn Kiệt nhân
ngày giỗ đầu của ông, tôi trích ra đây một trong những định nghĩa
về người trí thức của một tác giả lớn, gốc Palextin, vừa có học vừa có
hành, vừa nổi danh trong giới đại học trên thế giới, vừa để tên trong
chiến trận chống đế quốc, thực dân: Edward Said. Định nghĩa này
được trích ra từ quyển sách của ông: Về trí thức và quyền lực.
“Người trí thức, như tôi hiểu, không phải là người làm hòa dịu,
cũng không phải là người tạo dựng sự đồng thuận, mà là người dấn
hết thân mình, hứng mọi hiểm nguy, luôn luôn lấy phê phán làm
cơ sở; trí thức là người từ chối, dù phải trả với giá nào, những công
thức dễ dãi, những tư tưởng nhàm cũ, những kết luận chiếu lệ nơi
lời nói và hành động của những người có quyền hoặc của những đầu
óc máy móc. Đâu phải họ chỉ từ chối một cách thụ động mà thôi: họ
còn tích cực, công khai nói lên tiếng nói của họ. Lựa chọn cốt yếu
mà người trí thức phải đối phó là: hoặc liên minh với sự bền vững
của người thắng trận, người chế ngự, hoặc - và đây là con đường khó
khăn nhất - xem sự bền vững đó như đáng cảnh báo, như một tình
thế có cơ nguy đưa người yếu và người thua cuộc đến chỗ diệt vong.
Nghĩ đến kinh nghiệm lệ thuộc của kẻ yếu và kẻ thua, người trí thức
không quên những tiếng nói và những người đã bị lãng quên” .
1
Tại sao ông Sáu Dân để lại nhiều tình cảm đặc biệt nơi người trí
thức? Chỉ đứng trên lĩnh vực trí thức mà thôi, câu trả lời là: Tại vì,
ở cương vị quyền hành, ông đã biết nhìn và nhận người trí thức như
vậy. Và tại vì, ở cuối đời, khi chỉ còn cây bút và hai bàn tay không,
ông đã làm nhiệm vụ của một người trí thức - một người trí thức
như thế.
1. Edward W. Said: Des intellectuels et du pouvoir, Seuil, Paris, 1996.
537