Page 538 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 538
NHƯ THẾ
GS. CAO HUY THUẦN* 1
ài học đầu tiên của người học trò, bài dạy đầu tiên của người
Bdạy trẻ chỉ nhắm vào mỗi một chuyện này: học thế nào, dạy thế
nào để người học trò phát triển tinh thần phê phán. Phê phán không
có nghĩa là gặp đâu cũng “phê”, gặp gì cũng “phán”, thấy đâu cũng
xấu, đâu cũng tiêu cực. Tinh thần phê phán không có gì khác hơn
là sự tỉnh thức. Đó là đốm ánh sáng phải giữ. Trong biển học mênh
mông, đó là ngọn hải đăng. Phê phán là thường xuyên đặt lại vấn
đề, trước hết với chính mình. Bởi vì nếu không tự xét về cái biết của
mình thì không bao giờ thu nhận được cái biết đích thực.
Phận sự của người dạy học bắt đầu từ đó và chấm dứt ngang
đó. Với tinh thần tỉnh thức được truyền đạt, người học trò phải tiếp
tục đi, tự mình đi, nối kết học với hành, suy tư và hành động. Đây
không phải là chuyện dễ. Có người hành động trái với suy tư, hành
trái với học. Có người học mà không hành. Không hành thì tinh
thần phê phán sẽ thui chột. Hành trái với học thì đâu rồi tinh thần
phê phán? Đó là điểm khác nhau giữa người trí thức và người có học.
Nhiều định nghĩa về người trí thức đã dựa trên sự phân biệt này,
nhấn mạnh chức năng tỉnh thức mà người trí thức phải thắp sáng
hoài, khiến anh ta trở thành một kẻ khó chơi đối với mọi trật tự an
bài. Nhưng dù khó chịu, khó tính và khó chơi, trật tự nào cũng cần
* Giáo sư Đại học Picardie (Pháp).
536