Page 562 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 562
thời lúc bấy giờ lại đầy bất ổn vì không khai thác được tiềm năng
vốn có của vùng đất này.
Là người con sinh ra từ mảnh đất đồng bằng, hơn ai hết chú
Sáu Dân là người thông thuộc mảnh đất và tâm tính người đồng
bằng hơn bao giờ hết. Chú Sáu đã quyết liệt chỉ đạo làm. Những ý
kiến phản biện luôn được chú đem ra đối chiếu, cân nhắc cẩn trọng.
Ông Nguyễn Minh Nhị, nguyên Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh An
Giang, nhớ lại: Nghe chú Sáu đề ra quyết sách này tụi tôi mê lắm.
Nhưng lúc đó không phải địa phương nào cũng chịu chương trình
này. Có địa phương cứ e ngại việc thoát lũ như vậy phù sa dẫn về
đâu không thấy chỉ thấy đất đai nhiễm phèn. Nhiều lúc căng tới nỗi
họp xong mạnh ai nấy về, không chịu ngồi ăn cơm chung. Có lần
nghe tôi than, chú Sáu nói một câu đầy chất ngang tàng Nam Bộ
khiến tôi nhớ hoài: “Tao làm tới chức Thủ tướng mà tao còn không
sợ mất chức. Cái chức của mầy ăn nhằm gì”. Câu nói của chú Sáu
khiến tôi mạnh dạn làm nhiều chuyện... vượt rào khác. Miễn là công
việc đó có lợi cho dân.
Đến nay, hệ thống trục chính về thủy lợi và giao thông trong
chương trình “Sống chung với lũ” đã giúp cho trên 10 triệu người
dân đồng bằng có cuộc sống ổn định mỗi mùa nước nổi. Riêng với
chương trình khai phá Đồng Tháp Mười và Tứ giác Long Xuyên đã
nâng số lượng lúa hàng hóa lên rất nhiều, góp phần đảm bảo an
ninh lương thực. Vùng đất phèn vốn chỉ có tràm mọc lơ thơ nay là
đồng lúa phì nhiêu. Chỉ tính riêng ba tỉnh An Giang, Đồng Tháp,
Kiên Giang đã làm ra trên 9 triệu tấn lương thực trong số 17,6 triệu
tấn lúa hằng năm của đồng bằng sông Cửu Long.
Những dấu ấn chú Sáu để lại cho đồng bằng không chỉ bấy
nhiêu. Khi không còn làm Thủ tướng, người đồng bằng vẫn thấy
ông lặn lội, sát cánh với vùng đất này. Hai chương trình lớn về giao
thông và giáo dục đã là điều chú Sáu tâm huyết từ bấy lâu nay. Còn
nhớ, hồi tháng 8/2005, chú Sáu đã về Cần Thơ dự chỉ đạo xuyên suốt
560