Page 618 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 618
hiếm hoi có thể vạch rõ những khiếm khuyết trong quản lý doanh
nghiệp và đề xuất với Thủ tướng hướng sửa đổi cơ chế cho phù hợp
với xu thế hiện đại trên thế giới.
Ban đầu, khi bắt tay vào chuẩn bị đề án, tôi chưa dám mạnh
dạn đưa vào những ý tưởng mới mà tôi có dịp rút ra từ nghiên cứu
và thực tiễn, mà vẫn còn tuân thủ tinh thần cơ bản của dự thảo cơ
chế quản lý các doanh nghiệp theo mô hình tổng công ty của Nhà
nước. Nội dung cơ bản của dự thảo này vẫn dựa trên nguyên tắc
phân phối lợi nhuận theo các quỹ, về hạch toán kế toán của tổng
công ty theo cách làm phép cộng các báo cáo tài chính của các doanh
nghiệp trực thuộc. Vì thế, một dự thảo như vậy mà lồng ghép với các
ý tưởng mới thì có độ “vênh” rất lớn. Quả nhiên, khi tôi trình bày đề
án với Ban Đổi mới quản lý doanh nghiệp Trung ương, đề án này
của tôi đã không thành công.
Trưởng ban lúc đó là Bộ trưởng Phan Văn Tiệm, người có nhiều
kinh nghiệm về đổi mới thông báo với tôi rằng: đã có khá nhiều tổng
công ty trình bày theo mô hình của dự thảo và chưa được Thủ tướng
chấp nhận. Có vị tổng giám đốc chỉ mới trình bày đề án của mình
được mười lăm phút, Thủ tướng đã không nghe nữa. Thấy vậy, tôi đề
nghị với ông Tiệm cho tôi được chuẩn bị theo nghiên cứu của mình,
chỗ nào dự thảo chưa ổn, cho phép tôi hình thành đề án của tôi theo
một số phương thức quản lý doanh nghiệp có hiệu quả mà các nước
phát triển đã và đang áp dụng. Đề nghị ấy của tôi được ông Tiệm
chấp thuận.
Như được thoát khỏi chiếc áo giáp của cơ chế quản lý cũ, tôi
gấp rút soạn thảo lại toàn bộ đề án trong hai ngày thứ bảy và chủ
nhật. Sáng thứ hai, tôi trình bày nội dung soạn thảo đó cho Ban Đổi
mới, với sự có mặt của các ông Phan Văn Tiệm, Nguyễn Văn Đặng,
Lê Đăng Doanh... Ban Đổi mới đánh giá cao đề án do tôi chuẩn bị,
cho rằng đề án đã khắc phục được sai lầm của cơ chế phân phối lợi
nhuận theo ba quỹ; nhận thấy rằng việc thay thế nó bằng phân phối
lợi nhuận theo vốn đầu tư quả đúng là giải pháp có tính đột phá
616