Page 620 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 620
kiến của ông phải là hệ quả của nhiều năm tháng ông từng trăn trở,
suy nghĩ với câu hỏi: Tại sao hiệu quả kinh tế của các doanh nghiệp
nhà nước ta mãi vẫn chưa cao? Về sau, tôi được biết, sau khi nghe
phương án trình bày của Cục Hàng hải, Thủ tướng đánh giá phương
án này có nhiều cái mới có tính đột phá, khoa học và có tính khả thi.
Tiếp đó, Thủ tướng đã chỉ thị giao cho Ban Đổi mới triển khai thực
hiện tinh thần đề án.
Đề án của Cục Hàng hải đã được Thủ tướng đánh giá cao. Nhưng
thật đáng tiếc, vì nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân một
số cơ quan giúp việc Thủ tướng lúc đó chưa nhận thức đúng và đầy
đủ nội dung đột phá của cơ chế phân phối, và cả do tính trì trệ và
năng lực chỉ đạo thực hiện hạn chế ở một số bộ máy trung gian, nên
đến tận năm 2009, nội dung cốt lõi trong đề án của Cục Hàng Hải
vẫn chưa được thực hiện. Việc phân phối lợi nhuận về cơ bản vẫn
giống như 15 năm trước, khác xa với chỉ đạo lúc đó của Thủ tướng
Võ Văn Kiệt, người đã có tư duy và tầm nhìn đi trước vài chục năm
trong quản lý doanh nghiệp.
Về cơ chế đầu tư cơ sở hạ tầng
Vào một chiều mùa hè năm 1996, tôi được Bộ trưởng Bộ Giao
thông vận tải Bùi Danh Lưu mời lên văn phòng của ông để trao đổi
về việc tìm vốn đầu tư cho đường Láng - Hòa Lạc. Bộ trưởng cho
biết: Thủ tướng Võ Văn Kiệt yêu cầu Bộ Giao thông vận tải phải
làm con đường nối Hà Nội từ Láng tới Hòa Lạc, với điều kiện không
dùng ngân sách nhà nước. Bộ trưởng tham khảo ý kiến của tôi, vì
lúc đó tôi là Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng thương mại cổ
phần Hàng hải Việt Nam - ngân hàng cổ phần đầu tiên của nước ta.
Với kinh nghiệm quản lý ngân hàng và có dịp tìm hiểu, tham
khảo cách đầu tư cảng biển (cơ sở hạ tầng) của một số nước, mấy
năm nay tôi đã ấp ủ và có chuẩn bị giải pháp lo vốn cho đầu tư cơ sở
hạ tầng bằng cách vay vốn. Được sự khích lệ của Bộ trưởng, tôi đã
618