Page 619 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 619
trong quản lý tài chính doanh nghiệp của ta nếu được thực hiện.
Sau cuộc họp, cả nhóm nhiệt tình động viên tôi và tỏ ý sẵn sàng giúp
tôi chuẩn bị nội dung và hình thức đề án cho tốt hơn để sắp tới tôi sẽ
trình bày trực tiếp với Thủ tướng.
Ngày 29/7/1994, tại trụ sở Bộ Giao thông vận tải, tôi được báo
cáo với Thủ tướng Võ Văn Kiệt về đề án thành lập “Tập đoàn Kinh tế
Hàng hải”. Tham dự có Phó Thủ tướng Trần Đức Lương, Bộ trưởng
Phan Văn Tiệm, Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn
Đặng, Bộ trưởng Bùi Danh Lưu, tiến sĩ Lê Đăng Doanh, ông Nguyễn
Trung, các thứ trưởng, vụ trưởng chuyên môn của Bộ Giao thông
vận tải...
Tôi trình bày đề án trong một tiếng rưỡi. Nội dung cốt lõi của
đề án là phân phối lợi nhuận theo vốn đầu tư - một trong các biện
pháp then chốt để tăng hiệu quả kinh doanh. Thay đổi cách thức
phân phối sẽ là cái gốc rất quan trọng để hình thành chế độ hạch
toán kinh tế tổng hợp ở các tổng công ty. Mà phải là hạch toán kinh
doanh nhiều cấp, chứ không chỉ bó hẹp theo hai cấp hiện hành là
độc lập và phụ thuộc. Đề án cũng đề ra một số phương hướng phát
triển ngành, trong đó ngành hàng hải cần phải phát triển một đội
tàu vận tải nòng cốt của quốc gia, vận chuyển các mặt hàng có khối
lượng lớn, đi tuyến xa, đặc biệt là vận chuyển container, xứng tầm
với đất nước có trên 3.200km bờ biển...
Thủ tướng chăm chú lắng nghe, thỉnh thoảng ông gật đầu nhìn
tôi có ý động viên, nhất là khi bản báo cáo nhấn mạnh những ý
tưởng mới, khiến tôi thấy phấn chấn hơn. Khi tôi trình bày xong,
Thủ tướng từ tốn đứng lên, với chất giọng Nam Bộ trầm ấm, ông
phát biểu một số suy nghĩ của mình về cơ chế quản lý tài chính hiện
hành của ta đối với các doanh nghiệp nhà nước và gợi mở một số giải
pháp cần quyết tâm thực hiện theo hướng quán triệt đường lối đổi
mới. Ông nhấn mạnh rằng cơ chế hiện hành đang có nhiều vướng
mắc, cản trở sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp với mục tiêu
lợi nhuận và cần phải mạnh dạn tháo gỡ. Nghe ông nói, tôi nghĩ ý
617