Page 621 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 621
cộng tác chặt chẽ với anh Trần Doãn Tho, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch
của Bộ Giao thông vận tải để khẩn trương hình thành phương án tài
chính cho dự án đường Láng - Hòa Lạc.
Trong báo cáo của Bộ trưởng với Thủ tướng vào giữa tháng
4/1996, có hai phương án tạo vốn cho dự án:
Phương án 1: Nhà nước vay tiền nước ngoài để thực hiện (thực
chất là đầu tư cơ sở hạ tầng từ vốn ngân sách).
Phương án 2: “Đầu tư - thu phí - hoàn vốn” (một phương án
mang thứ tự số 2, nhiều nghĩa cũng cùng nghĩa với phương án “phụ”).
Bộ trưởng xin phép Thủ tướng cho tôi được báo cáo chi tiết
phương án 2.
Sau 30 phút nghe tôi trình bày, Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã phát
biểu và quyết định: “Chọn phương án 2 của đồng chí vừa trình bày!”.
Ông nói to, giọng rõ ràng, dứt khoát.
Tôi mừng quá. Tôi thật không ngờ tư duy và những giải pháp
vĩ mô mà tôi và đồng nghiệp nghiên cứu nhằm giải quyết bài toán
đầu tư cơ sở hạ tầng lại được Thủ tướng chấp nhận nhanh đến thế.
Nhưng rồi tôi hiểu: Một phương án có nhiều cái mới so với cơ chế
hiện tại và có tính đột phá, đem lại hiệu quả trong đầu tư cơ sở hạ
tầng của nước ta, thì sẽ có sức hút mạnh đối với vị Thủ tướng luôn
khao khát tìm tòi cái mới cho đất nước như Thủ tướng Võ Văn Kiệt,
và sẽ nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của ông. Tuy nhiên, bài học
thất bại hai năm trước của việc đề xuất giải quyết “cơ chế phân phối
lợi nhuận” đã nhắc nhở tôi phải đề nghị Chính phủ sớm ban hành
văn bản quyết định thi hành.
Và thế là, theo đề nghị của Bộ Giao thông vận tải, tại Quyết
định số 441/QĐ-TTg ngày 22/6/1996 do Phó Thủ tướng Trần Đức
Lương ký, Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã đồng ý thực hiện thí điểm cơ
chế “Đầu tư - thu phí - hoàn vốn” cho ba tuyến đường: đường Láng -
Hòa Lạc; đường 51 (nối Thành phố Hồ Chí Minh với Vũng Tàu) và
đường 14 (nối Buôn Ma Thuột với Đồng Xoài).
619