Page 656 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 656
- Chú Sáu, nghe nói chú sắp ra Hà Nội, phải không?
- Đúng, sắp đi, hôm nay chú lên thăm các cháu.
- Chú đừng đi, chú ở đây với tụi cháu!
- Lệnh của Đảng, phải chấp hành!
- Mà chú có hộ khẩu ở Hà Nội chưa?
Chúng tôi cười ngất. Bữa cơm ngon, nhưng ăn ít, uống nhiều,
chuyện này qua chuyện kia, rôm rả không dứt. Gặp nhau thì đọc
thơ, hát và chuyện vui.
Nhà thơ Nguyễn Duy khởi xướng bằng bài thơ Đánh thức tiềm
lực, bài thơ tặng anh Sáu đi làm kinh tế. Bài thơ dài, đặt ra nhiều
vấn đề xã hội và con người, bài thơ dễ “đụng chạm”, dễ “gây sốc”. Với
một số người, bài thơ có thể nói lúc đó là bài thơ khó đăng. Bài thơ lôi
cuốn mọi người về ý, về tứ qua giọng đọc của Nguyễn Duy.
Tôi được biết, mỗi buổi cơm chiều, anh Sáu đều mời bạn bè,
những người đủ các ngành, vừa dùng cơm, vừa trao đổi, anh sẵn
sàng nghe nhiều ý kiến khác nhau, ngược nhau, nghe những gì mà
nhiều người cho là “sốc”. Anh luôn tạo một không khí thoải mái,
bình đẳng khi tranh luận.
Nói với anh, không ai e dè điều gì, nói không ngại, không sợ.
Anh Sáu là một nhà lãnh đạo hết sức dân chủ và dễ gần. Cũng như
đêm ở nhà tôi, anh lắng nghe bài thơ của Nguyễn Duy rất chăm chú,
thỉnh thoảng lại gật gù, vẻ tâm đắc lắm. Bài thơ Đánh thức tiềm lực
anh Sáu đã nghe rồi. Các báo hãy yên tâm!
Trong lĩnh vực văn hóa, văn nghệ, anh là người đánh thức tiềm
lực của văn nghệ sĩ. Từ ý tưởng của anh mà năm 1981, trong lĩnh
vực văn hóa, nghệ thuật, các hội chuyên ngành của Thành phố Hồ
Chí Minh: Hội Nhà văn, Hội Điện ảnh, Hội Âm nhạc, Hội Kiến trúc
lần lượt ra đời. Anh nói trong cuộc sống phải có tiếng cười, tiếng
hát... Anh phát động phong trào ca hát, sân khấu hài kịch, Báo Tuổi
trẻ cười cũng ra đời từ ý tưởng của anh...
Có hai việc tôi nhớ mãi. Một buổi gặp mặt giữa anh, văn nghệ sĩ
và bạn bè. Cô Kim Hạnh Báo Tuổi trẻ nói với giọng bức xúc: “Thưa
chú Sáu, có một lãnh đạo nghi CIA cài anh Trịnh Công Sơn ở lại”.
654