Page 81 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 81

Tỉnh Bạc Liêu (cũ) là vùng tập kết 200 ngày ở Nam Bộ. Tôi có dịp

            gặp lại anh Kiệt ở xã Phong Thạnh Tây, huyện Giá Rai. Lần gặp này
            hết sức thân mật, như người nhà. Trong cuộc gặp, anh em chuyện
            trò với nhau, anh Kiệt nói về thắng lợi của Hiệp định Giơnevơ, nói
            về chuyển hướng hoạt động bí mật ở thời kỳ chính quyền Sài Gòn
            tạm thời quản lý miền Nam Việt Nam, kẻ thù của chúng ta sẽ lật
            lọng, khó có khả năng hiệp thương tổng tuyển cử theo Hiệp định;

            do đó, ta phải hết sức cảnh giác cách mạng, hoạt động đúng phương
            châm bí mật, vận dụng linh hoạt năm bước công tác và dựa vào
            quần chúng mới tồn tại được; đồng thời, hướng dẫn quần chúng đấu
            tranh chống khủng bố, chống bắt, giết cán bộ, đòi đối phương thực
            hiện dân sinh, dân chủ, đòi thi hành Hiệp định Giơnevơ... Những
            vấn đề anh Kiệt trò chuyện với tôi và nhiều đồng chí khác, đến khi
            chuyển hướng hoạt động bí mật, nhất là từ năm 1956 đến năm 1959,
            địch mở nhiều chiến dịch tố cộng, diệt cộng, thực hiện Luật 10/59
            là thời kỳ cách mạng miền Nam ở vào tình thế hiểm nghèo, tôi suy

            ngẫm có tác dụng rất lớn, từ đó thấy rõ sự lãnh đạo, chỉ đạo sáng
            suốt của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, nhất là việc đánh giá đúng bản
            chất của kẻ thù.
                Trong thời điểm này (1954), tôi biết Ban Thường vụ Tỉnh ủy
            Bạc Liêu, dưới sự chỉ đạo của anh Võ Văn Kiệt, tiến hành hai nhiệm
            vụ quan trọng. Đó là tổ chức, sắp xếp lực lượng đi tập kết ra miền

            Bắc, đồng thời tổ chức lại tổ chức đảng và cán bộ ở lại hoạt động ở
            miền Nam cho phù hợp với tình hình, nhiệm vụ mới. Vấn đề đặc biệt
            quan trọng là xây dựng vùng nông thôn và thành thị của tỉnh trở
            thành vùng tiêu biểu về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của chế
            độ ta, trọng điểm là thị trấn Cà Mau, các huyện Giá Rai, Thới Bình,
            Trần Văn Thời. Kết quả là những huyện này mỗi xã đều có nhà bảo
            sanh, trạm y tế. Mặt khác, ta tiếp tục tạm cấp ruộng đất cho nông
            dân mà trước đó chưa cấp và tổ chức nhiều lớp học bình dân học vụ

            cho những người chưa biết chữ... Việc làm này đến sau tập kết có ý
            nghĩa chính trị rất lớn, tăng thêm lòng tin tưởng của nhân dân đối

                                                                              79
   76   77   78   79   80   81   82   83   84   85   86