Page 85 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 85
động, lúng túng, chuyển thành thế chủ động; tạo ra bước ngoặt mới,
hình thành thế chiến lược của cuộc chiến tranh nhân dân, tạo thế và
lực cho chặng đường tiếp theo.
Ngày 27/1/1973, Hiệp định Pari được ký kết và đến ngày
28/1/1973 có hiệu lực, hai bên ngừng bắn tại chỗ. Thế nhưng Hiệp
định ký kết chưa ráo mực, Mỹ - ngụy ồ ạt đưa quân càn quét, đóng
đồn bốt, thực hiện kế hoạch “tràn ngập lãnh thổ”, cắm cờ lấn đất,
giành dân làm cho tình hình hết sức căng thẳng. Nắm bắt tình hình
nhạy bén và đánh giá đúng bản chất của kẻ thù, anh Võ Văn Kiệt
chỉ thị cho các tỉnh và lực lượng vũ trang quân khu đứng vững trên
địa bàn, dựa vào dân, khi đồn bốt bung ra và quân chủ lực địch đi
cùng càn quét chiếm đất, giành dân thì ta cương quyết đánh trả, để
bảo vệ dân và giữ đất, nếu ta để mất đất, mất dân là có tội với nhân
dân, với Đảng.
Vào tháng 4/1973, có cuộc Hội nghị binh vận miền Nam được
phổ biến: Binh vận làm êm dịu, “lòng đỏ vỏ xanh” và đề ra “năm
cấm chỉ”: cấm tấn công địch; cấm đánh địch càn quét, lấn chiếm;
cấm bắn pháo vào đồn địch; cấm bao vây đồn bốt; cấm xây dựng
ấp, xã chiến đấu.
Anh Võ Văn Kiệt và Thường vụ Khu ủy đã chỉ thị binh vận khu
không phổ biến chủ trương “năm cấm chỉ” và binh vận khu tiếp tục
thực hiện chủ trương của Khu ủy. Đây là chủ trương sáng suốt của
anh Kiệt, cũng là bản lĩnh người lãnh đạo có tầm chiến lược.
Vào tháng 5/1973, đối phương thực hiện kế hoạch bình định
vùng Chương Thiện. Chúng đưa hàng chục tiểu đoàn, trung đoàn,
sư đoàn chủ lực bình định Vị Thanh, Long Mỹ (Cần Thơ); Giòng
Riềng, Gò Quao, Vĩnh Thuận (Kiên Giang); Hồng Dân (Sóc Trăng);
trọng điểm ở các xã Xà Phiên, Vĩnh Viễn, Lương Tâm hòng chiếm
đất, giành dân, xóa vùng giải phóng.
Trong bối cảnh cực kỳ khó khăn, phức tạp đó, Khu ủy và Quân
khu ủy chủ trương phải kiên quyết đánh trả, phải tiếp tục tấn công
địch để giữ đất, bảo vệ dân, giành quyền làm chủ, mở rộng vùng
83